Trang chủ » Đào tạo - Nghiên cứu khoa học - Chỉ đạo tuyến » Đào tạo - Chỉ đạo tuyến » Phát hiện, can thiệp sớm giúp trẻ khuyết tật, trẻ tự kỷ hòa nhập cộng đồng

Phát hiện, can thiệp sớm giúp trẻ khuyết tật, trẻ tự kỷ hòa nhập cộng đồng

Trong 2 ngày 11/10 và 14/10/2024, tại Sở Y tế tỉnh Ninh Bình và Hòa Bình, Bệnh viện Nhi Trung ương đã chính thức khởi động dự án “Chăm sóc sức khỏe, Phục hồi chức năng đối với người khuyết tật, nạn nhân chất độc hóa học/dioxin và người cao tuổi dựa vào cộng đồng giai đoạn 2024-2025”.

Tại buổi làm việc, lãnh đạo Trung tâm Chỉ đạo tuyến – Bệnh viện Nhi Trung ương đã giới thiệu với đại diện Sở Y tế Ninh Bình và Hòa Bình về mục tiêu và căn cứ pháp lý của dự án.

Theo đó, dự án tập trung vào 05 nội dung chính bao gồm:

  • Sàng lọc phát hiện sớm, can thiệp sớm các biểu hiện về khuyết tật và các vấn đề về sức khoẻ của trẻ khuyết tật dưới 6 tuổi nói chung và trẻ tự kỷ nói riêng;
  • Tổ chức chăm sóc sức khoẻ, điều trị, phục hồi chức năng đối với trẻ tự kỷ tại các cơ sở khám chữa bệnh, phục hồi chức năng và cộng đồng;
  • Tăng cường xây dựng chương trình, tài liệu và tổ chức đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực quản lý, chuyên môn cho cán bộ y tế;
  • Nâng cao kiến thức, kỹ năng cho cán bộ tuyến cơ sở, cộng tác viên, thành viên gia đình về chăm sóc, phục hồi chức năng đối với trẻ tự kỷ.
  • Duy trì và hoàn thiện mạng lưới; triển khai các đề tài nghiên cứu khoa học; tăng cường công tác truyền thông & trao đổi thông tin về chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng đối với trẻ tự kỷ.

Lãnh đạo Trung tâm Chỉ Đạo tuyến trao đổi với đại diện Sở Y tế Ninh Bình và Hòa Bình về mục tiêu của dự án

Tại buổi làm việc, TS.BS Nguyễn Thị Hương Giang – Phó Trưởng khoa Phục hồi chức năng và ThS.BS Nguyễn Mai Hương – Phụ trách khoa Sức khỏe vị thành niên, Bệnh viện Nhi Trung ương đã trình bày những nội dung hoạt động cụ thể của dự án trong năm 2024. Theo đó, để thực hiện dự án, cần triển khai thành lập Ban quản lý dự án; đánh giá ban đầu và xây dựng kế hoạch hoạt động tại Ninh Bình và Hòa Bình; xây dựng bộ công cụ đánh giá, sàng lọc trẻ tự kỷ tại cộng đồng; Triển khai các lớp tập huấn cập nhật kiến thức y khoa liên tục về sàng lọc, chẩn đoán can thiệp đối với trẻ tự kỷ cho cán bộ tuyến tỉnh Ninh Bình, Hòa Bình và thiết lập 01 đơn vị tư vấn cấp Trung ương tại Bệnh viện Nhi Trung ương.

TS.BS Nguyễn Thị Hương Giang, ThS.BS Nguyễn Mai Hương nêu bật các nội dung chính của dự án tại buổi làm việc

Ban Quản lý dự án cũng phân công rõ vai trò, trách nhiệm của Sở Y tế tỉnh Hòa Bình và Ninh Bình với những nhiệm vụ cụ thể như: Thành lập Ban quản lý dự án cấp tỉnh, phân công chỉ đạo các cơ sở Y tế tuyến huyện, tuyến tỉnh tham gia các lớp tập huấn của Bệnh viện Nhi Trung ương tổ chức (Hướng dẫn sử dụng các phiếu đánh giá, sàng lọc; Cập nhật kiến thức sàng lọc, phát hiện sớm và chẩn đoán, can thiệp trẻ tự kỷ dành cho cán bộ y tế tuyến tỉnh; Đào tạo cho cán bộ y tế thực hiện sàng lọc và phát hiện sớm trẻ tự kỷ tại tuyến huyện/xã).

Lãnh đạo Sở Y tế tỉnh Ninh Bình và Hòa Bình cùng đại diện các cơ sở Y tế tham dự hội nghị cam kết đồng thuận, ủng hộ và chỉ đạo triển khai toàn bộ nội dung các hoạt động của dự án đã được phê duyệt theo đúng kế hoạch đã đề ra

Với ý nghĩa thiết thực và quy trình, kế hoạch triển khai bài bản, dự án được kỳ vọng sẽ đạt được nhiều kết quả tốt đẹp, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cho trẻ em khuyết tật, tự kỷ

Dự án “Chăm sóc sức khỏe, Phục hồi chức năng đối với người khuyết tật, nạn nhân chất độc hóa học/dioxin và người cao tuổi dựa vào cộng đồng giai đoạn 2024-2028” được Bộ trưởng Bộ Y tế phê duyệt tại Quyết định số 325/QĐ-BYT ngày 17/02/2024.

Mục tiêu của dự án hướng đến việc cải thiện sức khỏe và chất lượng cuộc sống, giúp trẻ khuyết tật nói chung và trẻ tự kỷ nói riêng hoà nhập cộng đồng thông qua các biện pháp phát hiện sớm, can thiệp sớm các vấn đề sức khỏe và khuyết tật; nâng cao năng lực, phát triển mạng lưới góp phần bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh, phục hồi chức năng tại các cơ sở khám chữa bệnh, cơ sở phục hồi chức năng và tại cộng đồng.

Trong năm 2024, tại 02 tỉnh Ninh Bình và Hòa Bình, mỗi tỉnh dự kiến sẽ có trên 50 cán bộ y tế được tập huấn cập nhật kiến thức; tổ chức triển khai khám sàng lọc tự kỷ cho khoảng 1.600 trẻ trên địa bàn 02 huyện; Lập 160 hồ sơ trẻ tự kỷ để quản lý, tư vấn, theo dõi, hỗ trợ chăm sóc tại cộng đồng; dự án cũng hỗ trợ kinh phí cử 06 học viên học tập tại Bệnh viện Nhi Trung ương.

Bài và Ảnh: Mạnh Hùng, Thanh Khải, Lan Anh
Trung tâm Chỉ đạo tuyến
Biên tập: Phòng thông tin điện tử – Viện ĐT&NCSKTE

Chuyên mục: Đào tạo - Chỉ đạo tuyến

Bài viết liên quan

Thời gian làm việc

  • Hành chính: 7h00 - 16h30 (thứ 2 - 6)
  • Khám & Cấp cứu: 24/24

BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG
ĐI ĐẦU & DẪN ĐẦU

  • Đội ngũ giáo sư, chuyên gia số 1 trong ngành nhi khoa Việt Nam
  • Cơ sở vật chất, thiết bị y tế hiện đại bậc nhất
  • Các công trình nghiên cứu y khoa dẫn đầu ngành
  • Áp dụng Bảo hiểm y tế, bảo hiểm bảo lãnh đầy đủ
  • Chi phí khám chữa bệnh hợp lý nhất
  • Chăm sóc chu đáo, toàn diện cho trẻ em