Trang chủ » Cha mẹ cần biết » GIẢI ĐÁP CÂU HỎI THƯỜNG GẶP CỦA KHÁCH HÀNG

GIẢI ĐÁP CÂU HỎI THƯỜNG GẶP CỦA KHÁCH HÀNG

TT CÂU HỎI TRẢ LỜI
1 Bệnh viện có khám vào thứ 7, chủ nhật không? Bệnh viện Nhi Trung ương tổ chức khám/ cấp cứu 24/24h, vào tất cả các ngày trong tuần.

Riêng vào ngày thứ 7, Chủ  nhật hoặc nghỉ lễ, căn cứ vào nhu cầu/ số lượng bệnh nhân tại từng thời điểm, bệnh viện sẽ có điều chỉnh phù hợp.

Để có thêm thông tin chi tiết về hoạt động khám bệnh, Anh/ chị vui lòng liên hệ qua số:

2 Bác sĩ làm việc đến mấy giờ thì nghỉ? Có làm cả trưa không? Bệnh viện Nhi Trung ương tổ chức khám/ cấp cứu 24/24h, vào tất cả các ngày trong tuần.

Thời gian làm việc của các phòng khám:

Sáng 7h –  12h, chiều 13h30 – 16h30

Ngoài ra, Bệnh viện còn có các phòng khám và cấp cứu làm việc 24/7, các phòng trực đọc kết quả ngoài giờ hành chính.

3 Tôi có thể đặt lịch khám trước được không? Anh/chị có thể đặt lịch và chọn bác sĩ khám tại Trung tâm Quốc tế- Bệnh viện Nhi Trung ương. Việc đặt hẹn khám trước sẽ giúp cho gia đình có thể chủ động thời gian đi khám và chọn bác sĩ mong muốn.

Anh/chị có thể đặt trước lịch khám tại Trung tâm Quốc tế qua các cách sau:

1. Gọi Hotline: 0862 33 55 66

2. Inbox Fanpage chính thức của Trung tâm Quốc tế: http://www.facebook.com/TrungtamQuocteBVNhiTW

4 Bệnh viện có tiêm chủng vào cuối tuần không? Phòng khám và tư vấn tiêm chủng làm việc từ 7h30 đến 16h30 tất cả các ngày trong tuần (Từ thứ 2- thứ 6 phòng khám làm việc cả trưa, riêng thứ 7, chủ nhật nghỉ trưa từ 12h00- 13h30).

Trước khi cho trẻ đến tiêm chủng, anh/ chị vui lòng liên hệ số điện thoại: 0987 669 578 để cập nhật tình trạng vắc-xin.

5 Thông thường thời gian khám mất khoảng bao lâu? Tại Bệnh viện Nhi Trung ương, thời gian khám bệnh của các bé sẽ tùy thuộc vào tình trạng bệnh, số lượng chỉ định cận lâm sàng và số lượng bệnh nhân khám trong ngày. Với các bé có kết quả khám bất thường hoặc cần phải làm thêm các xét nghiệm chuyên sâu, thời gian khám có thể kéo dài hơn.
6 Thủ tục để con tôi có thể khám BHYT là gì? Để được hưởng chế độ khám chữa bệnh theo BHYT, anh/chị cần chuẩn bị những giấy tờ sau:

1, Sổ y bạ

2, Giấy chuyển tuyến hợp lệ

Giấy chuyển tuyến còn thời hạn từ tuyến tỉnh hoặc tương đương, bệnh viện đa khoa khu vực. Lý do chuyển tuyến phải đựơc tích hoặc khoanh vào mục 1: “Đủ điều kiện chuyển tuyến”. Trên giấy chuyển tuyến phải đầy đủ chữ ký và dấu theo quy định.

3, Thẻ BHYT hoặc App VssID/Giấy khai sinh/ Chứng sinh/…

+ Đối với trẻ em dưới 06 tuổi chưa có thẻ BHYT bản cứng hoặc thẻ điện tử (VssID) thì thay bằng giấy khai sinh.

+ Đối với trẻ em dưới 60 ngày tuổi chưa có giấy khai sinh thay bằng giấy chứng sinh (chưa có giấy chứng sinh thì bác sĩ và người nhà xác nhận vào hồ sơ bệnh án)

+ Trường hợp cấp lại thẻ hoặc đổi thẻ BHYT thì xuất trình phiếu nhận hồ sơ và hẹn trả thẻ BHYT (có thời hạn trong 7 ngày kể từ ngày cấp)

+ Giấy tờ tuỳ thân có ảnh hợp lệ: thẻ học sinh/thẻ đoàn viên/hộ chiếu/CMND/giấy giới thiệu của nhà trường/công an xã, phường có dán ảnh và dấu hợp lệ.

7 Khi tôi đưa con đến khám lại, tôi phải chuẩn bị những giấy tờ gì? Khi Anh/chị đưa trẻ đến tái khám, Anh/chị cần chuẩn bị những giấy tờ sau:

  • Sổ y bạ
  • Đơn thuốc của lần khám trước
  • Tất cả các xét nghiệm của lần khám trước
  • Giấy chuyển tuyến còn hạn sử dụng (nếu có)
  • Giấy hẹn khám lại (nếu có)
  • Thẻ BHYT/App VssID/ Giấy khai sinh với trẻ dưới 6 tuổi/Giấy chứng sinh với trẻ dưới 60 ngày tuổi (nếu có)
  • Các giấy tờ liên quan khác
8 Tôi cần mang theo những giấy tờ gì trước khi đi khám? Trước khi đưa con đến khám, anh/ chị vui lòng mang theo:

  • Sổ y bạ (nếu có)
  • Thẻ bảo hiểm y tế (nếu có)
  • Thẻ BHYT/App VssID/ Giấy khai sinh với trẻ dưới 6 tuổi/Giấy chứng sinh với trẻ dưới 60 ngày tuổi (nếu có)
  • Giấy chuyển tuyến hợp lệ (nếu có)
  • Đơn thuốc hoặc các thuốc đang dùng (nếu có)
  • Các kết quả xét nghiệm, chụp chiếu (nếu có)
  • Các giấy tờ liên quan khác
9 Giấy chuyển tuyến hợp lệ là như thế nào? Giấy chuyển tuyến hợp lệ:

Giấy chuyển tuyến còn hạn sử dụng từ tuyến tỉnh lên BV tuyến TW hoặc bệnh viện đa khoa khu vực lên BV tuyến TW

Lý do chuyển tuyến phải đựơc tích hoặc khoanh vào mục 1: “Đủ điều kiện chuyển tuyến”. Trên giấy chuyển tuyến phải đầy đủ chữ ký và dấu theo quy định.

10 Tôi có thể sao lưu hồ sơ bệnh án để làm các chế độ xã hội cho bé được không? Xin mời Anh/ chị liên hệ bộ phận Lưu trữ hồ sơ để được hỗ trợ về các thủ tục hành chính.

Thời gian làm việc: 7h30-16h00 từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần

(Số điện thoại liên hệ: 024 6273 8694 (trong giờ hành chính)

11 Tôi muốn xác nhận tình trạng bé để được hưởng chính sách xã hội thì phải làm như thế nào? Trong trường hợp anh/ chị muốn xác nhận tình trạng của con thì sau khi khám xong, bác sĩ sẽ viết giấy xác nhận tình trạng bệnh tật của bé. Sau đó, anh/ chị đến bộ phận Lưu trữ hồ sơ để xin dấu và chữ ký của lãnh đạo Bệnh viện.

Thời gian làm việc của bộ phận Lưu trữ hồ sơ: 7h30-16h00 từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần

(Số điện thoại liên hệ: 024 6273 8694 (trong giờ hành chính)

12 Con tôi không có giấy chuyển tuyến thì khi nhập viện có được hưởng bảo hiểm y tế không?? Theo quy định, trường hợp trẻ dưới 6 tuổi có thẻ bảo hiểm y tế tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán mức 40% theo thẻ trong danh mục bảo hiểm y tế chi trả đối với chi phí điều trị nội trú tại Bệnh viện thuộc tuyến Trung ương.

Trường hợp bệnh nhân vào viện thuộc đối tượng bác sĩ xác nhận tình trạng nhập viện là “cấp cứu” thì BN sẽ được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán mức 100% theo thẻ -trong danh mục bảo hiểm y tế chi trả đối với chi phí điều trị nội trú tại Bệnh viện thuộc tuyến Trung ương.

13 Tôi có thể sử dụng hình thức thanh toán nào? Anh/chị có thể thanh toán bằng tiền mặt tại tất cả các quầy thanh toán trong bệnh viện.

Riêng Trung tâm Quốc tế có hỗ trợ thanh toán bằng thẻ tín dụng (Master card/Visa card) và/hoặc thẻ ATM của các ngân hàng trong nước. Ngoài ra, Anh/chị có thể mở thẻ SHB ngay tại quầy Dịch vụ Ngân hàng trong Trung tâm Quốc tế để việc thanh toán được tiện lợi và dễ dàng hơn.

14 Bệnh viện có chấp nhận bảo hiểm tư nhân hay không? Nếu có thì bao gồm những bảo hiểm nào? Nếu không thì hình thức thanh toán sẽ ra sao đối với những người có bảo hiểm tư nhân? Bệnh viện Nhi Trung ương sẽ hỗ trợ xuất hóa đơn toàn bộ chi phí khám chữa bệnh để khách hàng có thể quyết toán lại với công ty bảo hiểm mình đang tham gia.

Ngoài ra, Trung tâm Quốc tế -Bệnh viện Nhi Trung ương liên kết với các Công ty bảo hiểm uy tín triển khai chương trình Bảo lãnh viện phí.

Các hãng bảo hiểm liên kết với Trung tâm Quốc tế Bệnh viện Nhi trung ương:

Bệnh nhân nội trú:

  • Công ty Bảo hiểm Bảo Việt
  • Công ty Bảo hiểm PVI
  • Công ty Bảo hiểm Bưu điện
  • Công ty bảo hiểm PG
  • Công ty bảo hiểm Vietinbank
  • Công ty bảo hiểm Insmart
  • Công ty bảo hiểm FTC
  • Công ty bảo hiểm Da-ichi life
  • Công ty bảo hiểm South- Asia Service

Bệnh nhân ngoại trú: Công ty Bảo hiểm PVI

15 Đang dịch Covid 19, tôi ở tỉnh lên khám có phải làm xét nghiệm không? – Nếu khu vực anh/chị sống không ở trong vùng dịch (giãn cách, cách ly) và anh/chị không có bất cứ yếu tố dịch tễ nào khác thì có thể đến đăng ký khám bệnh bình thường. Khi đến bệnh viện, anh/ chị thực hiện khai báo y tế, kiểm tra thân nhiệt và đảm bảo tuân thủ 5K.

– Nếu có dấu hiệu bất thường, anh/chị sẽ được khám ở khu vực sàng lọc riêng và tuân thủ theo hướng dẫn của nhân viên y tế.

Chuyên mục: Cha mẹ cần biết

Bài viết liên quan

Thời gian làm việc

  • Hành chính: 7h00 - 16h30 (thứ 2 - 6)
  • Khám & Cấp cứu: 24/24

BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG
ĐI ĐẦU & DẪN ĐẦU

  • Đội ngũ giáo sư, chuyên gia số 1 trong ngành nhi khoa Việt Nam
  • Cơ sở vật chất, thiết bị y tế hiện đại bậc nhất
  • Các công trình nghiên cứu y khoa dẫn đầu ngành
  • Áp dụng Bảo hiểm y tế, bảo hiểm bảo lãnh đầy đủ
  • Chi phí khám chữa bệnh hợp lý nhất
  • Chăm sóc chu đáo, toàn diện cho trẻ em