Trang chủ » Y học thường thức - SK&BL Trẻ em » Y học thường thức » Bé gái tí hon với chiếc máy tạo nhịp tim kỳ diệu

Bé gái tí hon với chiếc máy tạo nhịp tim kỳ diệu

Một bé gái sơ sinh non tháng bị blốc nhĩ thất (tim đập chậm) được các bác sĩ Bệnh viện (BV) Nhi Trung ương cứu sống trong niềm vui sướng đến ngỡ ngàng của gia đình hòa lẫn niềm tự hào của tập thể y bác sĩ.

Mt bé gái sơ sinh non tháng b blc nhĩ tht (tim đp chm) được các bác sĩ Bnh vin (BV) Nhi Trung ương cu sng trong nim vui sướng đến ng ngàng ca gia đình hòa ln nim t hào ca tp th y bác sĩ. Ðây là trường hp sinh non vi cân nng thp nht b blc nhĩ tht bm sinh Vit Nam và cũng là mt trong rt hiếm tr sinh non nh cân nht trên thế gii được cu sng bng phương pháp cy máy to nhp trong cơ th.

Sự sống mong manh qua từng nhịp đập yếu ớt

Ngày 11/11/2014, bé Bùi Thị Thuỳ Dương mới được 16 giờ tuổi sau mổ đẻ do suy thai, cân nặng chỉ có 1,7kg đã được xe cấp cứu của BV Phụ sản Hải Phòng chuyển tới BV Nhi Trung ương. 

                                                 
Bé Thùy Dương khi 2 tháng tuổi, bé đã nặng 3,7kg, tăng 2 kg sau 2 tháng

Ngay khi nhập viện, cháu bé đã được cấp cứu tích cực tại Phòng Hồi sức Trung tâm Phẫu thuật Tim mạch Sơ sinh cùng với các trang thiết bị hồi sức hiện đại nhất cho một trẻ sơ sinh non tháng; sự phối hợp của các chuyên gia trong các lĩnh vực: hồi sức tích cực, sơ sinh, tim mạch, phẫu thuật tim, gây mê, can thiệp tim mạch, điện sinh lý tim mạch… Trái tim bé chỉ đập chưa đến 60 lần/phút, có khi rời rạc chỉ 40 lần mỗi phút. Tuy đã được dùng các thuốc kích thích làm tăng nhịp tim, tình trạng suy tim và suy hô hấp vẫn cứ tiếp tục tiến triển. Mọi phương pháp điều trị đều được cẩn thận cân nhắc và hết sức tích cực trong từng giây phút bởi trái tim nhỏ bé đó có thể ngừng đập bất cứ lúc nào.

 

Thách thức quá lớn trước một cơ thể quá bé nhỏ

Bác sĩ Nguyễn Thanh Hải – chuyên khoa Rối loạn nhịp, Trung tâm Tim mạch – BV Nhi Trung ương – người đã thực hiện gần 200 ca cấy máy tạo nhịp cho bệnh nhi cho biết: Trường hợp này, tim chậm do tắc nghẽn dẫn truyền xung điện từ tâm nhĩ xuống tâm thất. Y học gọi là blốc nhĩ thất. Đối với các trường hợp tim chậm này, phương pháp điều trị duy nhất là cấy một máy kích thích tim đập hay còn gọi là máy tạo nhịp tim. Tuy nhiên, do cơ thể của bé còn quá nhỏ với quả tim tương đương kích thước một quả dâu tây nên rất khó tạo được chỗ để chứa máy trong cơ thể. Một phương pháp điều trị được các bác sĩ tính đến là: tạm thời phẫu thuật gắn 2 điện cực vào cơ tim qua thành ngực rồi gắn với một máy kích thích tim nằm bên ngoài, sau đó nuôi dưỡng đợi khi bé Dương lớn thêm rồi mới tiến hành phẫu thuật lần 2 để cấy máy tạo nhịp vào bên trong cơ thể. Tuy nhiên, với phương pháp tạm thời này, ngoài việc phải chịu thêm một lần phẫu thuật nữa, một số nguy cơ luôn tiềm ẩn rủi ro như: trẻ phải nằm viện dài ngày sẽ tăng nguy cơ nhiễm khuẩn và lây chéo trong bệnh viện, hỏng hoặc đứt điện cực tạo nhịp tạm thời gây ngừng tim. Tất cả các nguy cơ đó sẽ là một gánh nặng rất lớn đối với một trẻ sơ sinh đẻ non cân nặng thấp với hệ thống miễn dịch yếu.

                              

Tiến hành phẫu thuật đặt máy tạo nhịp cho bé Dương.

Phương pháp nào tối ưu nhất với bé Thuỳ Dương khi mà các nghiên cứu trước đây trong y văn thế giới đều nhận định rằng blốc nhĩ thất ở bệnh nhi đẻ non và cân nặng thấp, nguy cơ tử vong lên đến 90% dù bệnh nhi có được phẫu thuật cấy máy tạo nhịp?! Một trường hợp tương tự với cân nặng sau đẻ 1,6kg tại Hoa Kỳ được cứu sống bằng phương pháp cấy máy tạo nhịp trong cơ thể vào năm 2012. Liệu Thuỳ Dương có nằm trong 10% xác suất thành công nếu được cấy chiếc máy tạo nhịp tim để mang lại điều kỳ diệu ấy?! Những câu hỏi đặt ra nhưng vẫn chưa có lời giải đáp.

Thành quả nhờ sự táo bạo của một tập thể đoàn kết

Sang đến ngày thứ 3, tình trạng của bé ngày một xấu đi, một quyết định táo bạo đã được đưa ra sau cuộc hội chẩn giữa các chuyên gia trong các lĩnh vực liên quan: phẫu thuật cấp cứu cấy máy tạo nhịp tim cho bé Dương, dẫu biết nguy cơ tử vong ngay trong cuộc mổ là rất lớn.

                              

BS. Nguyễn Thanh Hải thăm khám cho bé Dương sau phẫu thuật tại Khoa Hồi sức Ngoại, BV Nhi TW.

Tại phòng mổ tim, một ê-kíp gồm các bác sĩ gây mê, hồi sức, phẫu thuật tim mạch, can thiệp tim mạch, điện sinh lý tim mạch được triển khai. Ngay khi mở lồng ngực bộc lộ được quả tim, bệnh nhi bị trụy mạch, huyết áp gần như bằng không và tim rời rạc. Tuy nhiên, mọi việc đã được chuẩn bị và tiên lượng từ trước, tình trạng nguy kịch đã được xử lý. Một điện cực tạo nhịp nhanh chóng được bác sĩ điện sinh lý tim mạch xoắn vào quả tim nhỏ bé và kích thích quả tim đập trở lại trong sự vui sướng thầm lặng của cả kíp phẫu thuật. Bước tiếp theo, bác sĩ phẫu thuật tim nhẹ nhàng và thận trọng bóc tách thành bụng mỏng như bản giấy để tạo một ổ chứa vừa đủ máy tạo nhịp. Nhìn chiếc máy tạo nhịp chiếm đến gần nửa chiều ngang bụng em bé sơ sinh, ai cũng tỏ ra lo ngại. Tuy nhiên, sau khi khéo léo điều chỉnh ổ chứa máy rồi khâu lại thành bụng và ngực, nhìn tổ chức chỗ chứa máy được tưới máu hồng hào thì mọi nghi ngại đều tan biến cùng với tiếng báo hiệu đều đều của máy theo dõi theo từng nhát bóp của trái tim tí hon. Sự thành công bước đầu đã được khẳng định trong niềm vui khôn xiết của tất cả mọi người trong kíp mổ.

Sau 3 ngày thở máy tại Khoa Hồi sức Ngoại Tim mạch, bé Thuỳ Dương đã được rút bỏ máy thở để rồi được nằm trong bàn tay chăm sóc của bà nội thay mẹ vì mổ đẻ nên chưa thể lên để chăm sóc bé. Bốn ngày sau, bé đã được xuất viện và trở về với gia đình trong niềm vui sướng, tự hào của toàn thể gia đình cùng các y bác sĩ.

                            

Hình ảnh chiếc máy tạo nhịp trong thành bụng bé Dương.

Lời kết

Hơn một tháng đã trôi qua, nhìn thiên thần bé nhỏ sẻ chia bầu sữa mẹ cùng với cô chị song sinh chỉ nhỉnh hơn chút so với bé, chợt thấy cuộc sống thật nhiệm màu. Nếu không biết đến những giờ phút sinh tử của bé Dương đã trải qua, có lẽ gần như sẽ không nhận thấy sự khác biệt về sinh lực hiện tại của cặp song sinh này. Thùy Dương khi tròn tháng nặng 2,6kg; cũng tăng 0,9kg bằng chị Mai A. của bé (Mai A. may mắn khỏe mạnh ngay từ khi sinh với cân nặng 2kg, lên 2,9kg khi đầy tháng). Người mẹ trẻ Ngô Thị Mai H. (Dương Kinh, Hải Phòng) kể lại: Tôi mang thai đôi khoẻ mạnh bình thường. Đến tháng thứ 8, siêu âm phát hiện tim thai chậm, các bác sĩ BV Phụ sản Hải Phòng cho nhập viện theo dõi; sau 1 tuần, tim thai trở lại bình thường. Sang tuần 37, tôi được mổ đẻ cấp cứu vì vỡ ối, rồi nhịp tim của Thùy  Dương yếu, phải chuyển ngay sang BV Nhi Hải Phòng.

Từ lúc đó, người mẹ chỉ biết tình trạng con là nguy hiểm chứ không hình dung hết những giờ phút cam go đầy thử thách các bác sĩ đã trải qua.

Giờ đây, cả bố lẫn mẹ của hai bé chia sẻ cùng chúng tôi với niềm vui rạng ngời trên nét mặt: “Cả hai bé nhà em hay cười lắm chị ạ. Mọi sinh hoạt của Thùy Dương. giống hệt như Mai A., chẳng quấy khóc gì, trừ khi bị đói. Em Dương được ưu ái cho bú mẹ hoàn toàn, còn cô chị thì bú ké phần của em và ăn thêm sữa ngoài”. Mùa xuân đang gõ cửa, mang lại lộc xuân may mắn và hạnh phúc cho mọi nhà. Và với gia đình của cặp song sinh bé nhỏ này, niềm vui được nhân đôi khi nhìn thấy hai thiên thần bé nhỏ của họ khoẻ mạnh, khôn lớn mỗi ngày.

 Nguồn: Mai Linh (Sức khỏe đời sống).



Chuyên mục: Y học thường thức

Bài viết liên quan

Thời gian làm việc

  • Hành chính: 7h00 - 16h30 (thứ 2 - 6)
  • Khám & Cấp cứu: 24/24

BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG
ĐI ĐẦU & DẪN ĐẦU

  • Đội ngũ giáo sư, chuyên gia số 1 trong ngành nhi khoa Việt Nam
  • Cơ sở vật chất, thiết bị y tế hiện đại bậc nhất
  • Các công trình nghiên cứu y khoa dẫn đầu ngành
  • Áp dụng Bảo hiểm y tế, bảo hiểm bảo lãnh đầy đủ
  • Chi phí khám chữa bệnh hợp lý nhất
  • Chăm sóc chu đáo, toàn diện cho trẻ em