Trang chủ » Y học thường thức - SK&BL Trẻ em » Y học thường thức » Bé trai 14 tháng suy hô hấp cấp tính do uống nhầm dầu đốt nến chứa Parafin

Bé trai 14 tháng suy hô hấp cấp tính do uống nhầm dầu đốt nến chứa Parafin

Vớ được chai đựng dầu đốt nến có 99% thành phần là Parafin dựng ở góc nhà và uống dung dịch trong đó, bé Phạm M.H  (14 tháng, Hưng Yên) bị sặc dầu và ho liên tục.  Bé được người nhà cấp tốc đưa vào bệnh viện trong tình trạng khó thở, tím tái, suy hô hấp nặng.

Tai nạn đáng tiếc xảy đến với cháu H vào ngày 13/09. Tại bệnh viện tỉnh, sau khi thăm khám, các bác sĩ đã tiến hành đặt nội khí quản và nhanh chóng chuyển cháu bé đến Bệnh viện Nhi Trung ương. Tại đây, cháu bé được các bác sĩ chẩn đoán viêm phổi do hít phải dầu và có dấu hiệu suy hô hấp cấp tính (ARDS).

Chai dầu Parafin mà bé H uống phải và bị ngộ độc 

Tiến sĩ, bác sĩ Tạ Anh Tuấn-Trưởng khoa Hồi sức cấp cứu (HSCC)Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, khi vào viện, do tình trạng nguy kịch, bé An được chuyển thẳng đến khoa HSCC.  Bé được điều trị bằng thở máy thông thường, nhưng không đáp ứng với điều trị, trẻ xuất hiện suy đa tạng: suy hô hấp cấp tính, suy tuần hoàn, và được điều trị theo phác đồ, theo dõi sát tình trạng huyết động, diễn tiến của pH, pCO2 và paO2 trong khí máu động mạch.

Sau 24h thở máy thông thường, tình trạng của cháu bé vẫn nguy kịch: CO2 trong khí máu động mạch tăng cao (>100 mmHg), Oxy trong máu động mạch < 40 mmHg, huyết động  không ổn định, có dấu hiệu quá tải dịch,  bệnh nhi được chỉ định hỗ trợ máy thở cao tần, bơm surfactant và lọc máu liên tục và theo dõi chặt các dấu hiệu chức năng sống.

Tuy nhiên, diễn biễn sức khỏe của bé vẫn tiếp tục xấu đi nhanh chóng.Theo nhận định của các bác sĩ khoa Hồi sức cấp cứu, lúc này nếu không kịp thời đưa ra giải pháp can thiệp mạnh hơn, nguy cơ tử vong của bệnh nhi là rất lớn. Các bác sĩ thống nhất đặt ECMO để cấp cứu người bệnh.

Sau 3 ngày chạy ECMO,tình trạng sức khỏe cháu H tiến triển khả quan: phim chụp Xquang cho thấy phổi trẻ sáng dần, các chỉ số huyết áp, khí máu và nội môi của bệnh nhi trở lại bình thường, bệnh nhân được cai ECMO. 3 ngày sau cai ECMO, cháu tiếp tục được cai máy thở, hiện tại trẻ đã hoàn toàn hồi phục tự thở tốt, tỉnh táo hoàn toàn, dự kiến sẽ xuất viện trong vài ngày tới

Các bác sĩ hồi sức cấp cứu cho biết, hàng năm, khoa tiếp nhận hàng chục trường hợp trẻ nguy kịch do uống, hít nhầm hóa chất. Đa số các trường hợp rơi vào nhóm trẻ từ 1-3 tuổi. “ Trẻ em ở độ tuổi này thường rất hiếu động và tò mò muốn khám phá mọi thứ. Chỉ một phút bất cẩn trong việc trông nom chăm sóc của người lớn cũng có thể khiến các cháu phải trả giá bằng mạng sống”-bác sĩ Tuấn chia sẻ.

Lê Mai

Chuyên mục: Y học thường thức

Bài viết liên quan

Thời gian làm việc

  • Hành chính: 7h00 - 16h30 (thứ 2 - 6)
  • Khám & Cấp cứu: 24/24

BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG
ĐI ĐẦU & DẪN ĐẦU

  • Đội ngũ giáo sư, chuyên gia số 1 trong ngành nhi khoa Việt Nam
  • Cơ sở vật chất, thiết bị y tế hiện đại bậc nhất
  • Các công trình nghiên cứu y khoa dẫn đầu ngành
  • Áp dụng Bảo hiểm y tế, bảo hiểm bảo lãnh đầy đủ
  • Chi phí khám chữa bệnh hợp lý nhất
  • Chăm sóc chu đáo, toàn diện cho trẻ em