Trang chủ » Đào tạo » Có khoảng 45 000 bệnh nhân suy giảm miễn dịch bẩm sinh tại Việt Nam.

Có khoảng 45 000 bệnh nhân suy giảm miễn dịch bẩm sinh tại Việt Nam.

Thông tin trên được nêu ra tại khóa tập huấn cập nhật về miễn dịch, dị ứng và khớp nhi  do Khoa Miễn dịch- Dị ứng- Khớp kết hợp với các chuyên gia đến từ Hoa kỳ cập nhật trong buổi tập huấn được tổ chức ngày 25-26/09/2016.  Khóa tập huấn thu hút sự tham gia của 150 đại biểu đến từ các cơ sở khám chữa bệnh công lập và tư nhân trong cả nước.

mien-dich1-suaPGS.TS Lê Thanh Hải – giám đốc bệnh viện – phát biểu khai mạc khóa học ( Ảnh: KS Phạm Minh Hạnh)

Phát biểu khai mạc lớp tập huấn, PGS.TS Lê Thanh Hải-Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương chia sẻ:  “Đây là các lĩnh vực mới, khó bao gồm nhiều bệnh lý khác nhau với biểu hiện lâm sàng rất đa dạng,  phức tạp và đòi hỏi đội ngũ cán bộ y tế chuyên ngành miễn dịch dị ứng cần  được đào tạo liên tục, cập nhật các kiến thức mới, rèn luyện kỹ năng và áp dụng các phương pháp hiện đại trong chẩn đoán và điều trị bệnh”.

Nội dung khóa tập huấn xoay quanh các chủ đề dị ứng nhi khoa, suy giảm miễn dịch tiên phát, viêm khớp và bệnh lý tự miễn nhi khoa. Đây là các lĩnh vực khó bao gồm nhiều bệnh lý khác nhau với biểu hiện lâm sàng tương đối đa dạng và phức tạp trong thực hành nhi khoa. Chính vì lý do trên, ban tổ chức khóa tập huấn đã lựa chọn cách thức tiếp cận từ lý thuyết đến thực hành lâm sàng. Mỗi một chủ đều được bắt đầu bằng bài tổng quan phương pháp tiếp cận nhóm bệnh lý đó, giá trị và các thức nhận định kết quả xét nghiệm, sau đó được làm rõ hơn bằng các ca lâm sàng cụ thể.

mien-dich-2suaPGS.TS Lê Thị Minh Hương chủ trì buổi thảo luận sau mỗi bài báo cáo (Ảnh: KS Phạm Minh Hạnh)

Tỷ lệ các bệnh dị ứng ngày càng tăng trong xã hội phát triển do ảnh hưởng của môi trường và lối sống. Bác sĩ Vinay Mehta đến từ bang Nebraska Hoa kỳ đã cho hội nghị một bài tổng quan hết sức thu hút về cách tiếp cận trẻ em dị ứng, cập nhật phân loại mới trong bệnh lý dị ứng cũng như chia sẻ những kinh nghiệm mà bác sĩ Vinay Mehta đúc rút được sau nhiều năm làm việc trong lĩnh vực này.

Trước đây, hầu hết các bác sĩ vẫn quan niệm rằng suy giảm miễn dịch tiên phát là bệnh lý hiếm gặp. Tuy nhiên trong bài báo cáo của mình, giáo sư Roger Kobayashi  đến từ trường đại học California, Los Angeles (UCLA) đã cảnh báo với tần suất mắc suy giảm miễn dịch tiên phát khoảng 1:2000 dân thì tại Việt Nam – đất nước 90 triệu dân, sẽ có khoảng 45 000 bệnh nhân phải chung sống với căn bệnh này. Thực tế cho thấy, trong vòng 6 năm từ khi thành lập, khoa Miễn dịch-Dị Ứng-Khớp bệnh viện Nhi Trung ương đã chẩn đoán, điều trị cho  gần 100 bệnh nhi mắc bệnh hiểm nghèo này.

Hệ miễn dịch được ví như một dàn giao hưởng với nhiều thành phần tế bào và chất trung gian khác nhau. Để hệ miễn dịch làm việc tốt thì tất cả các thành viên trong giàn dao hưởng đó phải đủ về số lượng, giỏi về chức năng và hoạt động nhịp nhành, đồng bộ. Tuy nhiên hệ miễn dịch ở trẻ em trong giai đoạn phát triển còn chưa hoàn thiện và có thể sai sót ở một số khâu nào đó dẫn đến phát sinh ra các bệnh dị ứng (phản ứng quá mức), thiếu hụt miễn dịch (không có khả năng chống lại tác nhân gây bệnh), viêm tự miễn (phản ứng với chính mô của cơ thể).

10 báo cáo ca lâm sàng của các bác sĩ khoa Miễn dịch – Dị ứng – Khớp được chủ tọa và các đại biểu đánh giá rất cao, đặc biệt là trường hợp điều trị thành công cho bệnh nhân suy giảm miễn dịch thể nặng kết hợp bằng phương pháp ứng dụng kỹ thuật tiên tiến nhất là ghép tế bào gốc không đồng nhất hoàn toàn hệ HLA. Thành công này mở ra cơ hội điều trị và mang lại sự sống cho nhiều bệnh nhân suy giảm miễndịch thể nặng trong tương lai.

mien-dich-3suaCác giảng viên và báo cáo viên trong ngoài nước kết thúc buổi tập huấn (Ảnh: KS Phạm Minh Hạnh)

Theo PGS. TS Lê Thị Minh Hương- PGĐ Bệnh viện Nhi TW, Trưởng khoa Miễn dịch- Dị ứng-Khớp, những thông tin được các chuyên gia đầu ngành trong ngoài nước cập nhật tại khóa tập huấn lần này là những kiến thức nền tảng về dị ứng, miễn dịch và khớp trong nhi khoa. Đây cũng là cơ hội để các bác sĩ nhi khoa trong cả nước tiếp cận tìm hiểu chuyên sâu về lĩnh vực mới này, đặc biệt các bệnh viện Nhi vệ tinh, các trung tâm lớn của 3 miền Bắc- Trung- Nam sẽ tiến tới  trở thành một hạt nhân trong mạng lưới chuyên khoa miễn dịch dị ứng nhi khoa trên toàn quốc.  Mục tiêu mà các nhà chuyên môn hướng tới trong chuyên ngành này là bệnh nhân được chẩn đoán sớm, được điều trị và quản lý tốt các bệnh lý miễn dịch, dị ứng, tự miễn ngay tại các cơ sở y tế tuyến tỉnh.

BS Nguyễn Duy Bộ

Khoa Miễn dịch-Dị ứng-Khớp 

Chuyên mục: Đào tạo, Hoạt động Bệnh viện

Bài viết liên quan

Thời gian làm việc

  • Hành chính: 7h00 - 16h30 (thứ 2 - 6)
  • Khám & Cấp cứu: 24/24

BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG
ĐI ĐẦU & DẪN ĐẦU

  • Đội ngũ giáo sư, chuyên gia số 1 trong ngành nhi khoa Việt Nam
  • Cơ sở vật chất, thiết bị y tế hiện đại bậc nhất
  • Các công trình nghiên cứu y khoa dẫn đầu ngành
  • Áp dụng Bảo hiểm y tế, bảo hiểm bảo lãnh đầy đủ
  • Chi phí khám chữa bệnh hợp lý nhất
  • Chăm sóc chu đáo, toàn diện cho trẻ em