Cơn tím thường xảy ra ở trẻ với bệnh tim bẩm sinh, đặc biệt Fallot 4 và hẹp động mạch phổi. Cơn thường xảy ra vào buổi sang sớm, thường phối hợp với stress hoặc tình trạng mất nước…giai đoạn tăng nhu cầu sử dụng oxygen. Hầu hết cơn tự hết, độ nặng phụ thuộc mức độ tắc nghẽn đường ra thất phải.
1. Đánh giá
1.1. Lâm sàng
– Trẻ tím nặng/ xanh hơn bình thường
– Thở nhanh hoặc rối loạn nhịp thở
– Có dấu hiệu mất nước
– Trẻ li bì hoặc trạng thái ức chế
– Tiền sử đã biết hoặc bằng chứng gợi ý bệnh tim, có dấu hiệu “ngồi xổm”
– Khám nghe tiếng thổi tim hoặc không nghe thấy.
1.2. Cận lâm sàng
– CTM: Có đa hồng cầu với số lượng: hồng cầu và hematocrit tăng.
– Khí máu: Toan chuyển hóa, PaO2 giảm nặng.
– X quang: Phổi sang, tim hình hia ( Fallot 4)
2. Điều trị
2.1. Ban đầu
– Tư thế đầu gối- ngực
– Cho oxygen lưu lượng cao qua mặt nạ hoặc lều.
– Tránh làm nặng thêm rối loạn hô hấp
– Cho morphin 0.2mg/kg tiêm bắp hoặc 0.1 mg/kg tiêm tĩnh mạch.
– Theo dõi lien tục điện tim và SaO2, đo huyết áp thường xuyên.
– Sửa chữa bất kỳ nguyên nhân chủ yếu nào hoặc vấn đề thứ phát có thể làm nặng thêm cơn… ví dụ như rối loạn nhịp tim, hạ nhiệt độ, hạ đường huyết
2.2. Nếu cơn đau kéo dài
– Hội chẩn bác sĩ chuyên khoa tim mạch
– Truyền nhanh tĩnh mạch 10ml/kg dung dịch huyết thanh, sau đó truyền duy trì.
– Cho bicarbonate 2-3 mmol/l kg TM ( đảm bảo thông khí đầy đủ)
– Xem xét việc nhập viện cho trẻ.
– Thuốc vận mạch, tăng HA ( vasopressors): Metaraminol O.1mg/kg hoặc noradrenalin 0.05-0.4 µg/kg/phút giảm lượng thông phải-trái bằng tăng sức cản mạch hệ thống (S.V.R)
– Βblocker: propranolol (0.1mg/kg/TM) có thể giảm co thắt.
Với tim bẩm sinh, nên điều trị ngoại giai đoạn trẻ bú mẹ trước khi có tím nặng, thường xuyên.
Theo tài liệu Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh thường gặp ở trẻ em
Chủ biên: GS-TS Nguyễn Công Khanh
PGS-TS Nguyễn Thanh Liêm