Tiểu dầm là rối loạn đường tiểu rất thường gặp ở trẻ em gây ảnh hưởng lớn về mặt tinh thần với bản thân trẻ, cha mẹ trẻ.
Tiểu dầm tiên phát là trẻ bị đi tiểu dầm từ ngay sau đẻ kéo dài đến trên 5 tuổi , không có các biểu hiện bệnh lý về thận, tâm thần kinh hay nội tiết.
Tần suất mắc bệnh tiểu dầm tiên phát 15 – 22% ở trẻ 5 tuổi, 13 – 19% ở trẻ 7 tuổi, 9 – 13% trẻ 9 tuổi.
Có nhiều phương pháp điều trị tiểu dầm tiên phát như: đặt đồng hồ báo thức, bổ sung hormone hoặc điều trị tâm lý phối hợp.
Theo nghiên cứu trên 35 trẻ tiểu dầm tiên phát đến khám tại phòng khám của khoa Thận, bệnh viện Nhi Trung Ương từ tháng 2 đến tháng 8 năm 2013 cho thấy:
– Trẻ nam gặp nhiều hơn trẻ nữ với tỷ lệ nam/nữ = 4.8/1
– Tỷ lệ trẻ có người trong gia đình bị tiểu dầm chiếm tỷ lệ cao (60%).
– Trung bình số đêm tiểu dầm/tuần ở nhóm trẻ có tiền sử gia đình bị tiêu dầm cao hơn hẳn nhóm nhóm trẻ không có tiền sử gia đình.
– Ảnh hưởng tâm lý của tiểu dầm tiên phát đối với trẻ và gia đình: 62.9% trẻ chịu áp lực tâm lý từ phía cộng đồng, 42,9% số trẻ thì chịu áp lực từ phía gia đình do bố mẹ hoặc người chăm trẻ sẽ đánh, mắng… khi trẻ có hành vi đái dầm, 41.5% cha mẹ cảm thấy bị ảnh hưởng nhiều đến giấc ngủ vì hành vi tiểu dầm của con mình.
– Kết quả điều trị tiểu dầm tiên phát:
Trẻ có táo bón đáp ứng với điều trị kém hơn với p<0.01.
Trong nhóm đáp ứng điều trị sau 3 tháng điều trị nhóm có tiền sử gia đình cao hơn nhóm trẻ không có tiền sử gia đình
Tỷ lệ trẻ đáp ứng với điều trị bằng Minirin cao nhất sau 3 tháng (70.8%).
Tỷ lệ trẻ cải thiện triệu chứng sau điều trị ở nhóm trẻ sử dụng Minirin (68,6%) cao hơn hẳn nhóm dùng đồng hồ báo thức (32,1%).
Tác dụng phụ chủ yếu của Minirin là đau đầu chiếm 17%
– Nguyên nhân bỏ điều trị chủ yếu là do điều kiện kinh tế chiếm 66,7% số bệnh nhân bỏ điều trị./.
Ths Nguyễn Thu Hương – Trưởng khoa Thận và lọc máu