Trang chủ » Tài liệu chuyên môn » Đái tháo đường

Đái tháo đường

Đái tháo đường (ĐTĐ) là một bệnh rối loạn chuyển hóa hydrat carbon với dặc trưng đường máu tăng cao mạn tính do giảm bài tiết insulin hoặc giảm chức năng hoạt động của insulin hoặc cả hai.
Đái tháo đường ở trẻ em lien quan đến yếu tố di truyền và viêm tự miễn tiểu đảo Langerhans. Đái tháo đường ở trẻ em là phụ thuộc insulin (type 1). Và liệu pháp thay thế tiêm insulin là cần thiết để duy trì cuộc sống cho trẻ. Bệnh thường gặp ở 10-14 tuổi.
Chẩn đoán
1.1. Lâm sàng
– Đặc điểm đái tháo đường ở trẻ em phổ biến nhất là khởi phát đột ngột và cấp tính với triệu chứng : đái nhiều, uống nhiều và nhiễm toan chuyển hóa
– Số còn lại đái tháo đường ở trẻ em khởi phát từ từ với 4 triệu chứng: đái nhiều, uống nhiều, ăn nhiều, gầy sút cân và mệt mỏi. Muộn hơn trẻ có triệu chứng giảm thị lực hoặc chậm lớn, chậm dậy thì.
Những đặc trưng của đái tháo đường ở dạng 1 và 2 ở người trẻ tuổi.
1.2. Xét nghiệm
Làm đường máu ít nhất 2 lần trở lên với tiêu chuẩn đường máu:
– HbA1C >7%/
– Điện giải đồ: có thể bình thường hoặc thay đổi
– Khí máu thay đổi khi có rối loạn chuyển hóa thăng bằng kiềm toan
– Test dung nạp glucose: tổng liều không quá 75g đường glucose.
Trẻ bú mẹ:1-1.5g/kg
Trẻ lớn: 1.75g/kg
Tiến hành: Cho trẻ uống glucose với 250ml nước bình thường, uống trong 5 phút. Xét nghiệm đường máu trước và sau uống 30 phút-60 phút-120 phút
– Định lượng có thể tìm thấy kháng thể kháng tế bào tụy: ICA, GAD, IAA
– Đường niệu (+), ceton niệu có thể (+) hoặc (-)
2. Điều trị
2.1. Thuốc
Insulin động vật ( lợn hoặc bò) và insulin người ( Human insulin)
Liều lượng
– Trẻ nhỏ: 0.2-0.8 đv/kg/ngày
– Tiền dậy thì: 0.8-1 đv/kg/ngày
– Dậy thì: 1.2-1.5 đv/kg/ ngày
Cách sử dụng các mũi tiêm trong ngày
– Dùng 2 mũi tiêm/ ngày kết hợp insulin thường và bán chậm tiêm trước bữa ăn sang và chiều tối. Đôi khi dùng 3 mũi tiêm/ ngày trong một số trường hợp đặc biệt
– Liều lượng tiêm buổi sang =2/3 tổng liều trong ngày
– Liều lượng tiêm buổi chiều=1/3 tổng liều trong ngày
– Tỷ lệ insulin thường là 1/3 và insulin châm là 2/3 cho mỗi lần tiêm.
2.2. Chế độ ăn
Không nên ăn kiêng như người lớn để đảm bảo sự phát triển của trẻ.
– Tinh bột chiếm 55-60% calo
– Protein 12-20% calo
– Lipid <30% calo.
2.3. Theo dõi ngoại trú
Năm đầu:
Khám định kỳ 3 tháng/ lần và xét nghiệm đường máu 4 mẫu trong ngày
Sau 2-5 năm
Khám định kỳ 3-6 tháng/1 lần. Kiểm tra đường máu 4 mẫu trong ngày HbA1C, cholesterol máu.
Sau 5 năm điều trị:
Khám định kỳ 6 tháng/ lần, kiểm tra đường máu 4 mẫu/ ngày HbA1C, cholesterol, triglyceride, ure, creatinin, mocroalbumin niệu. Đo thị lực và soi đáy mắt.
Tại nhà:
Gia đình tự kiểm tra đường máu và đường niệu khi có dấu hiệu đái nhiều tăng lên hoặc thấy mệt mỏi
Hằng tuần kiểm tra đường máu 4 mẫu/ lần vào ngày nghỉ cuối tuần.

Theo Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh trẻ em

 Chủ biên: GS-TS Nguyễn Công Khanh

                 PGS-TS Nguyễn Thanh Liêm

 

Chuyên mục: Tài liệu chuyên môn

Bài viết liên quan

Thời gian làm việc

  • Hành chính: 7h00 - 16h30 (thứ 2 - 6)
  • Khám & Cấp cứu: 24/24

BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG
ĐI ĐẦU & DẪN ĐẦU

  • Đội ngũ giáo sư, chuyên gia số 1 trong ngành nhi khoa Việt Nam
  • Cơ sở vật chất, thiết bị y tế hiện đại bậc nhất
  • Các công trình nghiên cứu y khoa dẫn đầu ngành
  • Áp dụng Bảo hiểm y tế, bảo hiểm bảo lãnh đầy đủ
  • Chi phí khám chữa bệnh hợp lý nhất
  • Chăm sóc chu đáo, toàn diện cho trẻ em