1. Chăm sóc trẻ bị sởi:
– Cho trẻ cách ly, tránh nơi đông người
– Để trẻ nằm trong buồng thoáng khí, đủ ánh sáng.
– Cho trẻ nghỉ ngơi, ngủ đủ.
– Vệ sinh răng miệng, thân thể cho trẻ, giữ ấm khi trời lạnh, tránh tập tục kiêng nước, kiêng gió.
– Nhỏ mũi, mắt bằng dung dịch nước muối sinh lý 9% hoặc dung dịch nhỏ mắt mũi 3-4 lần/ngày.
– Cho trẻ ăn các thức ăn lỏng, dễ tiêu. Tăng cường dinh dưỡng, nâng cao thể trạng để tăng sức đề kháng, các thức ăn giầu vitamin đặc biệt là vitamin A
– Cho trẻ uống đủ nước, ORS hoặc nước hoa quả. Khi trẻ tiêu chảy cho trẻ bú nhiều hơn, chú ý bù đủ nước và điện giải.
– Chườm ấm khi trẻ sốt nhẹ, uống thuốc hạ sốt khi trẻ sốt cao.
– Chỉ dùng kháng sinh khi có chỉ định của bác sĩ.
– Cần đưa trẻ đến cơ sở y tế khi có dấu hiệu sốt phát ban dạng sởi để được khám và điều trị kịp thời.
– Một số dấu hiệu nặng của bệnh:
+ Trẻ mệt, li bì hoặc kích thích, bú kém, bỏ bú
+ Sốt cao, ho nhiều, thở nhanh, khó thở, tiêu chảy…
+ Ban lặn hết mà trẻ còn sốt.
2. Phòng bệnh cho trẻ:
– Phòng bệnh chủ động bằng vắccin:
+ Tiêm chủng 2 mũi vắc xin cho trẻ trong độ tuổi tiêm chủng theo quy định của Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia.
+ Tiêm vắc xin phòng sởi cho các đối tượng khác theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn.
– Phòng bệnh chung:
+ Cách ly bệnh nhân sởi, hạn chế tiếp xúc nguồn bệnh, hạn chế tập trung nơi đông người.
+ Người bệnh, người chăm sóc bệnh nhân sởi, nhân viên y tế cần sử dụng khẩu trang y tế.
+ Nâng cao thể trạng, ăn uống dinh dưỡng đủ.</p>
Thạc sĩ Nguyễn Văn Lâm – Phó Trưởng khoa Truyền nhiễm