Trang chủ » Y học thường thức - SK&BL Trẻ em » Hướng dẫn sử dụng và theo dõi bình dẫn lưu kín

Hướng dẫn sử dụng và theo dõi bình dẫn lưu kín

Hệ thống dẫn lưu kín bao gồm ống dẫn lưu được đặt từ các khoang ngực hoặc trung thất của người bệnh nhằm mục đích dẫn khí hoặc máu, dịch bất thường ra ngoài cơ thể của người bệnh vào một hệ thống bình kín có áp lực hút, giúp tránh nguy cơ tràn khí/dịch trong các khoang này. Để đảm bảo hệ thống kín và áp lực hút liên tục, ống dẫn lưu sẽ được nối với một máy hút áp lực âm liên tục hoặc vào bình dẫn lưu kín.

Bình dẫn lưu kín là một hệ thống dẫn lưu kín gồm hệ thống dây nối với ống dẫn lưu vào buồng chứa dịch. Hệ thống gồm 3 buồng: buồng chứa dịch, buồng chống trào ngược và buồng kiểm soát áp lực hút. Bình dẫn lưu kín này được đóng gói vô trùng và sử dụng 1 lần cho người bệnh.

Cấu tạo bình dẫn lưu kín

(1) Buồng chống trào ngược
(2) Buồng kiểm soát áp lực hút
(3) Buồng đựng dịch hút
(4) Ống kết nối với nguồn áp lực hút
(5) Nắp thông khí để đổ nước vào buồng
(6) Ống kết nối với ống dẫn lưu của người bệnh

Hướng dẫn sử dụng

1. Mở nắp thông khí (5), dùng phễu được cung cấp trong bộ bình dẫn lưu để đổ nước vô trùng vào buồng chống trào ngược (1) tới vạch 2cm “ Fill line”.

2. Kết nối ống (4) với nguồn hút áp lực âm đầu giường (nếu cần).

3. Mở nắp thông khí của buồng kiểm soát áp lực hút (2) và đổ nước đến mức mong muốn (áp lực hút không cao hơn -20cm H2O).

4. Kết nối ống (6) với ống dẫn lưu của người bệnh.

5. Kiểm tra thấy có áp lực hút: bọt khí xuất hiện di chuyển từ dưới lên trên trong buồng kiểm soát áp lực hút khi có nguồn hút.

Bình luôn được đặt ở tư thế thẳng đứng, phía dưới người bệnh ít nhất 60cm để duy trì dẫn lưu trọng lực hoặc khi nguồn hút không hoạt động. Có thể đặt bình trên sàn hoặc treo cạnh giường.

Theo dõi trong quá trình sử dụng

  • Ống dẫn lưu nên được nối vào bình chứa của hệ thống hút kín ngay sau đặt ống dẫn lưu.
  • Luôn luôn theo dõi ống dẫn lưu của người bệnh tránh kéo căng => nguy cơ tuột dẫn lưu.
  • Tránh để ống dẫn lưu bị bẹp, gập => tắc ống dẫn lưu.
  • Khóa/kẹp ống dẫn lưu khi di chuyển người bệnh hoặc trước khi tháo rời ống dẫn lưu khỏi hệ thống bình dẫn lưu.
  • Thay bình dẫn lưu mới khi hết dung tích của buồng chứa.
  • Thường xuyên kiểm tra dao động cột nước, lực hút của máy trong quá trình lưu ống dẫn lưu để đảm bảo hệ thống hút hoạt động tốt.
  • Đổ thêm nước vô trùng vào buồng kiểm soát áp lực hút để đảm bảo áp lực hút = chiều cao cột nước và điều chỉnh theo chỉ định của bác sĩ.
  • Không đổ nước vào buồng chống trào ngược trên 2cm nước (không quá vạch “Fill line”).
  • Không sử dụng bình dẫn lưu bị hỏng hoặc không còn nguyên vẹn bao bì.
  • Người sử dụng/ theo dõi cần được hướng dẫn trước khi sử dụng

ĐD Bùi Thị Thanh Hương – Khoa Điều trị tích cực Ngoại khoa
ĐD Hà Thị Hoa – Khoa Điều trị tích cực Ngoại tim mạch

Chuyên mục: Y học thường thức, Y học thường thức - SK&BL Trẻ em

Bài viết liên quan

Thời gian làm việc

  • Hành chính: 7h00 - 16h30 (thứ 2 - 6)
  • Khám & Cấp cứu: 24/24

BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG
ĐI ĐẦU & DẪN ĐẦU

  • Đội ngũ giáo sư, chuyên gia số 1 trong ngành nhi khoa Việt Nam
  • Cơ sở vật chất, thiết bị y tế hiện đại bậc nhất
  • Các công trình nghiên cứu y khoa dẫn đầu ngành
  • Áp dụng Bảo hiểm y tế, bảo hiểm bảo lãnh đầy đủ
  • Chi phí khám chữa bệnh hợp lý nhất
  • Chăm sóc chu đáo, toàn diện cho trẻ em