Trang chủ » Y học thường thức - SK&BL Trẻ em » Y học thường thức » Lấy bỏ dị vật đoạn gỗ dài 6cm mắc kẹt sâu vùng mông bé trai 6 tuổi

Lấy bỏ dị vật đoạn gỗ dài 6cm mắc kẹt sâu vùng mông bé trai 6 tuổi

Ngày 4/7/2023, các bác sĩ khoa Chỉnh hình, Bệnh viện Nhi Trung ương đã lấy thành công dị vật là một đoạn gỗ mục dài 6cm ra khỏi vùng mông cách hậu môn 1cm cho bé trai 6 tuổi, ở Hưng Yên.

Dị vật là đoạn gỗ mục dài 6cm

Theo người nhà chia sẻ, tai nạn xảy đến khi bé đang chơi đùa không may ngã vào bụi cây nên bị đoạn gỗ đâm vào vùng mông.

Tại Bệnh viện Nhi Trung ương, thời điểm nhập viện bệnh nhi sốt cao, vùng mông có ổ áp xe, chảy dịch. Kết quả trên phim chụp X-quang cho thấy, dị vật nằm rất sâu gần khung xương chậu, cách hậu môn của bệnh nhi 1cm.

BS.CKII Lê Tuấn Anh – Phó Trưởng khoa Chỉnh hình cùng ekip phẫu thuật cho bệnh nhi

BS.CKII Lê Tuấn Anh – Phó Trưởng khoa Chỉnh hình, Bệnh viện Nhi Trung ương người trực tiếp phẫu thuật cho bệnh nhi cho biết, sau 1 giờ đồng hồ phẫu thuật ekip đã lấy bỏ dị vật là một đoạn gỗ mục dài 6cm, kèm các dị vật là lá cây cũng lẫn trong đó. 

“Rất may khi chúng tôi tiến hành thăm dò trực tràng của trẻ không thấy có tổn thương. Đến thời điểm hiện tại bệnh nhi phục hồi tốt, tình trạng sức khoẻ ổn định, bệnh nhi đã được ra viện”   Bác sĩ Lê Tuấn Anh cho biết.

Trẻ được chăm sóc và rửa vết thương hàng ngày tại khoa Chỉnh hình

Qua trường hợp ca bệnh trên, bác sĩ Lê Tuấn Anh khuyến cáo đối với các bậc cha mẹ, trẻ nhỏ với bản tính hiếu động, thích tò mò và chưa có kiến thức, kỹ năng phòng tránh nên rất dễ bị tai nạn thương tích, gây ảnh hưởng tới tính mạng của trẻ.

Chính vì vậy, cha mẹ cần quan tâm đến trẻ nhiều hơn, đồng thời dặn dò, giáo dục trẻ về ý thức tự bảo vệ chính mình, về các mối nguy hiểm, rủi ro có thể xảy ra khi leo trèo, nghịch ngợm. Hướng dẫn cho trẻ những kỹ năng cơ bản nhất tránh nguy cơ đối mặt với những tai nạn khi sinh hoạt, vui chơi. Không cho trẻ chơi một mình và không cho trẻ chơi với những đồ vật sắc nhọn, có tính sát thương cao để tránh gặp nguy hiểm, ảnh hưởng tới sức khỏe, vận động của trẻ.

Vy Hiếu, Thanh Khương – Phòng Thông tin điện tử
Ảnh: Lê Hiếu

Chuyên mục: Y học thường thức

Bài viết liên quan

Thời gian làm việc

  • Hành chính: 7h00 - 16h30 (thứ 2 - 6)
  • Khám & Cấp cứu: 24/24

BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG
ĐI ĐẦU & DẪN ĐẦU

  • Đội ngũ giáo sư, chuyên gia số 1 trong ngành nhi khoa Việt Nam
  • Cơ sở vật chất, thiết bị y tế hiện đại bậc nhất
  • Các công trình nghiên cứu y khoa dẫn đầu ngành
  • Áp dụng Bảo hiểm y tế, bảo hiểm bảo lãnh đầy đủ
  • Chi phí khám chữa bệnh hợp lý nhất
  • Chăm sóc chu đáo, toàn diện cho trẻ em