Trang chủ » Y học thường thức - SK&BL Trẻ em » Y học thường thức » Mổ thành công khối u quái khổng lồ ở trẻ sơ sinh

Mổ thành công khối u quái khổng lồ ở trẻ sơ sinh

 

Các bác sĩ khoa Ngoại – bệnh viện Nhi Trung ương vừa phẫu thuật thành công khối u quái khổng lồ nặng 2,6kg ở vùng cùng cụt của trẻ sơ sinh 6 ngày tuổi. Đây là ca có khối u vùng cùng cụt kích thước lớn nhất (so với trọng lượng 2.0kg của trẻ) từ trước tới nay được thực hiện tại Bệnh viện Nhi Trung ương.

Theo mẹ bệnh nhi kể lại, chị có siêu âm tiền sản và phát hiện u lúc thai 6 tháng. Đến tuần thứ 34, trẻ được sinh mổ tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương. Cân trọng lượng trẻ và khối u là 4,6kg (ước đoán u chiếm trên ½ trọng lượng). Trẻ lập tức được chuyển tới Bệnh viện Nhi Trung ương.

TS. BS Bùi Đức Hậu, Trưởng khoa Ngoại, đồng thời là bác sĩ phẫu thuật chính cho bệnh nhi cho biết, bệnh u quái ở trẻ sơ sinh là một loại u phát triển do còn tồn tại của tổ chức bào thai trong thời kỳ mang thai. Bệnh u quái có thể phát triển ở nhiều nơi trong cơ thể. Với trường hợp này, theo kết quả giải phẫu bệnh, đây là khối u quái trưởng thành, bên trong chứa nhiều thành phần như: lông, tóc, xương…

Các bác sĩ khoa Ngoại, bệnh viện Nhi Trung ương đã lập kế hoạch mổ theo lịch cho cháu, nhưng do khối u to, có chỗ bị loét vỡ, chảy dịch, nguy cơ nhiễm trùng là rất cao khiến các bác sĩ phải quyết định mổ cấp cứu ngay.

Cái khó của ca phẫu thuật là ở chỗ, những trẻ sơ sinh bị u khổng lồ phải đối mặt với những nguy cơ ảnh hưởng tới tính mạng như : mất một lượng lớn huyết tương và máu trong khối u khi mổ, nguy cơ nhiễm trùng lớn vì tổn thương lớn, đặc biệt đã bị loét vỡ…  Do vậy, các bác sĩ cần tiên lượng trước mọi tình huống có thể xảy ra để có sự chuẩn bị chu đáo.

Nhờ có sự tiên lượng và chuẩn bị tốt, ca mổ diễn ra thuận lợi, các bác sĩ đã cắt được trọn vẹn khối u (nặng 2,6kg). Sau mổ trẻ được theo dõi và chăm sóc tại khoa hồi sức. Sau 1 tuần, toàn trạng trẻ ổn định. Tuy nhiên, việc mổ những khối u khổng lồ vùng cùng cụt có thể gây ảnh hưởng tới chức năng đại tiểu tiện của trẻ sau này (vì khi mổ có thể ảnh hưởng tới thần kinh chi phối đại tiểu tiện), nên bệnh nhi vẫn cần được theo dõi lâu dài.

 

12


Bệnh nhi trước và sau khi được phẫu thuật

Cũng theo TS Hậu, bệnh u quái ở trẻ sơ sinh có thể phát hiện bằng cách siêu âm trong thời kỳ mang thai và phải chủ động mổ đẻ, sau đó đưa trẻ tới những trung tâm phẫu thuật nhi chuyên sâu sớm để chuẩn bị phẫu thuật.

 

Khánh Chi – phòng Kế hoạch tổng hợp



Chuyên mục: Y học thường thức

Bài viết liên quan

Thời gian làm việc

  • Hành chính: 7h00 - 16h30 (thứ 2 - 6)
  • Khám & Cấp cứu: 24/24

BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG
ĐI ĐẦU & DẪN ĐẦU

  • Đội ngũ giáo sư, chuyên gia số 1 trong ngành nhi khoa Việt Nam
  • Cơ sở vật chất, thiết bị y tế hiện đại bậc nhất
  • Các công trình nghiên cứu y khoa dẫn đầu ngành
  • Áp dụng Bảo hiểm y tế, bảo hiểm bảo lãnh đầy đủ
  • Chi phí khám chữa bệnh hợp lý nhất
  • Chăm sóc chu đáo, toàn diện cho trẻ em