Nguyễn Thị Hương Giang – BV Nhi Trung ương
Tóm tắt
Mục tiêu: Nghiên cứu một số yếu tố xã hội và sinh học của cha mẹ liên quan đến trẻ tự kỷ. Phương pháp: Nghiên cứu bệnh chứng, Bệnh/Chứng = 503/1005, tuổi và giới của 2 nhóm là tương đồng nhau; Thời gian từ 12/2008 đến 07/2010 tại bệnh viện Nhi Trung ương. Kết quả: Các yếu tố xã hội và sinh học liên quan đến tự kỷ (Có ý nghĩa với P< 0,05): Tuổi của mẹ khi sinh con: từ 30 đến 34 tuổi ( OR= 1,34; CI: 1,03-1,7), trên 34 tuổi ( OR= 2,44; CI: 1,61- 3,7); Trình độ văn hóa của bố: Trung cấp (OR =1,46; CI: 1,06-2,01), đại học ( OR= 2,65; CI: 2,08- 3,37), Trình độ văn hóa của mẹ: Trung cấp ( OR= 1,55; CI: 1,17-2,06), đại học (OR= 1,93; CI: 1,5-2,48), Nghề nghiệp của bố: Cán bộ ( OR= 1,79; CI: 1,41- 2,26), nghề khác (OR=1,77; CI: 1,37- 2,29); Nghề nghiệp của mẹ: cán bộ ( OR= 1,56; CI: 1,24- 1,97), nghề khác (OR=1,88; CI: 1,47- 2,41). Kết luận: Nguy cơ mắc tự kỷ gặp ở những trẻ có phơi nhiễm với các yếu tố xã hội và sinh học đã nêu trên.
Từ khóa: Tự kỷ, yếu tố xã hội, sinh học
I. Đặt vấn đề
Tự kỷ không phải là một hội chứng hiếm gặp. Nghiên cứu dịch tễ học đầu tiên đã chỉ ra tỷ lệ mắc của tự kỷ ở trẻ em 4-5/10.000 (Lotter, 1996). Baird và cộng sự (1999) là 30,8/10.000 [27;58]. Theo số liệu của Trung tâm Kiểm soát và Phòng bệnh Mỹ, tỷ lệ mắc tự kỷ là 1/150 trẻ sinh sống (2007) và 1/110 ( 2009) [2;3;4]. Hội tự kỷ Mỹ điều tra và thông báo cứ 70 trẻ nam sinh ra có 1 trẻ mắc tự kỷ và cứ 4 gia đình Mỹ thì có 1 gia đình có trẻ tự kỷ. So với những năm 1990 tỷ lệ này tăng 172% [43].
Trẻ nam hay mắc tự kỷ hơn trẻ nữ. Tỷ lệ nam/nữ ở trẻ tự kỷ là khoảng 3/1 tới 4/1 (Lotter, 1966; Wing và Gould, 1979) [6].
Việt nam chưa có số liệu về tỷ lệ mắc tự kỷ, nhưng nhiều tổng kết gần đây đều cho thấy trẻ tự kỷ đến khám và điều trị tại bệnh viện Nhi trung ương và các trung tâm can thiệp tự kỷ ngày càng tăng.
Cho đến nay ở Việt nam chưa có nghiên cứu nào tìm hiểu về yếu tố sinh học của cha mẹ liên quan đến trẻ tự kỷ , vì vậy chúng tôi tiến hành đề tài này nhằm mục tiêu:
Nghiên cứu một số yếu tố xã hội và sinh học của cha mẹ liên quan đến trẻ tự kỷ
II. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
* Đối tượng NC: 503 trẻ nhóm bệnh và 1005 trẻ nhóm chứng. Tuổi từ 18 tháng đến 36 tháng tuổi đến khám tại Bệnh viện Nhi Trung ương
* Cách chọn mẫu: Mẫu nghiên cứu được lấy dần trong thời gian từ 12/2008 đến 07/2010 Tuổi và giới của nhóm bệnh và nhóm chứng là tương đồng nhau.
– Tiêu chuẩn chọn nhóm bệnh:
+ Là các trẻ được chẩn đoán xác định tự kỷ bằng DSM IV
+ Tuổi từ 18 đến 36 tháng
+ Khám tại khoa Khám bệnh Bệnh viện Nhi Trung ương trong cùng khoảng thời gian nghiên cứu với nhóm chứng.
– Tiêu chuẩn chọn nhóm chứng:
+ Là các trẻ bình thường (không mắc tự kỷ và các rối loạn phát triển khác:bệnh thần kinh, tâm thần, chậm phát triển vận động và trí tuệ)
+ Tuổi: từ 18 đến 36 tháng tuổi
+ Khám tại khoa Khám bệnh Bệnh viện Nhi Trung ương trong cùng khoảng thời gian nghiên cứu với nhóm bệnh.
– Tiêu chuẩn loại trừ:
+ Trẻ tự kỷ và không tự kỷ dưới 18 tháng hoặc trên 36 tháng tuổi
+ Trẻ không thuộc địa điểm nghiên cứu và nằm ngoài thời gian nghiên cứu.
* Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu Bệnh – Chứng
III. Kết quả
1. Một số đặc điểm phân bố của nhóm trẻ tự kỷ và không tự kỷ
Bảng 1 : Phân bố nhóm tự kỷ và nhóm không tự kỷ theo giới
Giới |
Nhóm tự kỷ |
Nhóm không tự kỷ |
|
|||
Số trẻ |
Tỷ lệ % |
Số trẻ |
Tỷ lệ % |
X 2 |
P |
|
Nam |
446 |
88,7 |
855 |
85,1 |
3,66 |
>0,05 |
Nữ |
57 |
11,3 |
150 |
14,9 |
3,66 |
>0,05 |
Tổng |
503 |
100 |
1005 |
100 |
|
|
– Tỷ lệ nam và nữ không có sự khác biệt trong 2 nhóm tự kỷ và nhóm không tự kỷ
( P>0,05)
Bảng 2 : Phân bố nhóm tự kỷ và nhóm không tự kỷ theo nhóm tuổi
Nhóm tuổi |
Nhóm tự kỷ |
Nhóm không tự kỷ |
|
|||
Số trẻ |
% |
Số trẻ |
% |
X 2 |
P |
|
18-24 tháng |
153 |
30,4 |
349 |
34,7 |
2,8 |
>0,05 |
25-30 tháng</span> |
224 |
44,5 |
418 |
41,6 |
1,19 |
>0,05 |
31-36 tháng |
126 |
25 |
238 |
23,7 |
0,34 |
>0,05 |
Tổng |
503 |
100 |
1005 |
100 |
|
|
– Tỷ lệ các nhóm tuổi không có sự khác biệt trong 2 nhóm tự kỷ và nhóm không tự kỷ ( P>0,05)
Bảng 3 : Phân bố nhóm tự kỷ và nhóm không tự kỷ theo địa điểm
Địa điểm |
Nhóm tự kỷ |
Nhóm không tự kỷ |
|
|||
Số trẻ |
% |
Số trẻ |
Tỷ lệ % |
X 2 |
P |
|
Thành phố |
266 |
52,9 |
572 |
56,9 |
2,21 |
>0,05 |
Nông thôn |
237 |
47,1 |
433 |
43,1 |
|
|
Tổng |
503 |
100 |
1005 |
100 |
|
|
– Tỷ lệ trẻ tự kỷ ở thành phố và nông thôn không có sự khác biệt trong 2 nhóm tự kỷ và nhóm không tự kỷ ( P>0,05)
2. Một số yếu tố xã hội và sinh học của bố mẹ, con liên quan với tự kỷ
Bảng 4: Liên quan giữa tự kỷ và tuổi của mẹ khi sinh con
Tuổi của mẹ |
Nhóm tự kỷ |
Nhóm không tự kỷ |
|
|||||
Số trẻ |
% |
Số trẻ |
% |
X 2 |
P |
OR |
CI |
|
< 20 tuổi |
13 |
2,6 |
21 |
2,1 |
0,37 |
0,54 |
|
|
20-24 tuổi |
83 |
16,5 |
227 |
22,6 |
7,6 |
0,0058 |
0,68 |
0,51-0,90 |
25-29 tuổi |
227 |
45,1 |
512 |
50,9 |
4,54 |
0,033 |
0,79 |
0,64-0,99 |
30-34 tuổi |
123 |
24,5 |
195 |
19,4 |
5,14 |
0,023 |
1,34 |
1,03-1,75 |
Trên 34 tuổi |
57 |
11,3 |
50 |
5,0 |
20,55 |
0,0000 |
2,44 |
1,61-3,7 |
Tổng |
503 |
100 |
1005 |
100 |
|
|
|
|
Nguy cơ có con mắc tự kỷ ở những bà mẹ tuổi từ 30 đến 34 và trên 34 tuổi cao gấp 1,34 và 2,44 lần so với các bà mẹ dưới 30 tuổi.
Bảng 5: Liên quan giữa tự kỷ và trình độ văn hoá của bố và mẹ
Trình độ văn hóa |
Nhóm tự kỷ |
Nhóm không TK |
|
||||||
Số trẻ |
% |
Số trẻ |
% |
X 2 |
P |
OR |
CI |
||
Đại học |
Bố |
207 |
41,3 |
210 |
20,9 |
68,76 |
0,0000 |
2,65 |
2,08-3,37 |
Mẹ |
163 |
32,5 |
200 |
19,9 |
28,68 |
0,0000 |
1,93 |
<p align=”center” style=”text-align:center;line-height:150%; mso-pagination:none” class=”MsoNormal”>1,5-2,48 | |
Trung cấp |
Bố |
79 |
15,8 |
114 |
11,3 |
5,72 |
0,0168 |
1,46 |
1,06-2,01 |
Mẹ |
109 |
21,7 |
152 |
15,1 |
10,04 |
0,0015 |
1,55 |
1,17-2,06 |
|
Phổ thông |
Bố |
214 |
42,7 |
680 |
67,7 |
87,61 |
0,0000 |
0,35 |
0,28-0,44 |
Mẹ |
231 |
45,9 |
653 |
65 |
50,16 |
0,0000 |
0,46 |
0,37-0,57 |
Nguy cơ có con mắc tự kỷ ở nhóm cha mẹ có trình độ văn hóa đại học hoặc trung cấp cao gấp 1,46 đến 2,65 lần so với nhóm cha mẹ có trình độ văn hóa phổ thông.
Bảng 6: Liên quan giữa tự kỷ và nghề nghiệp của bố, mẹ
Nghề nghiệp |
Nhóm TK |
Không TK |
|
||||||
Số trẻ |
% |
Số trẻ |
% |
X 2 |
P |
OR |
CI |
||
Nông dân |
Bố |
48 |
9,5 |
233 |
23,2 |
41,14 |
0,0000 |
0,35 |
0,25-0,49 |
Mẹ |
60 |
11,9 |
268 |
26,7 |
42,78 |
0,0000 |
0,37 |
0,27-0,51 |
|
Công nhân |
Bố |
115 |
22,9 |
323 |
32,1 |
14 |
0,0002 |
0,63 |
0,49-0,81 |
Mẹ |
76 |
15,1 |
228 |
22,7 |
11,96 |
0,0005 |
0,61 |
0,45-0,81 |
|
Cán bộ |
Bố |
190 |
37,8 |
255 |
25,4 |
24,78 |
0,0000 |
1,79 |
1,41-2,26 |
Mẹ |
202 |
40,2 |
302 |
30,0 |
15,40 |
0,0000 |
1,56 |
1,24-1,97</p> |
|
Nghề khác |
Bố |
149 |
0,2 |
193 |
19,2 |
20,75 |
0,0000 |
1,77 |
1,37-2,29 |
Mẹ |
165 |
32,8 |
207 |
20,6 |
26,88 |
0,0000 |
1,88 |
1,47-2,41 |
Nguy cơ có con mắc tự kỷ ở nhóm cha mẹ có nghề nghiệp là cán bộ và các nghề khác cao gấp 1,56 đến 1,88 lần so với nhóm cha mẹ có nghề nghiệp là nông dân hoặc công nhân.
Bảng 7: Liên quan giữa tự kỷ và thứ tự của con
Con thứ |
Nhóm TK |
Nhóm không TK |
|
|||||
Số trẻ |
% |
Số trẻ |
% |
X 2 |
P |
OR |
CI |
|
Con thứ 1 |
286 |
56,9 |
454 |
45,2 |
18,31 |
0,0000 |
1,6 |
1,28-2 |
Con thứ 2 |
186 |
37,0 |
399 |
39,7 |
1,05 |
0,3 |
|
|
Con thứ 3 |
25 |
5,0 |
135 |
13,4 |
25,31 |
0,0000 |
0,34 |
0,21-0,53 |
Con thứ 4 trở đi |
6 |
1,2 |
17 |
1,7 |
0,56 |
0,45 |
|
|
Tổng |
503 |
100 |
1005 |
100 |
|
|
|
|
Nguy cơ mắc tự kỷ ở trẻ là con thứ nhất cao gấp 1,6 lần trẻ là con thứ 2 trở đi
VI. Bàn luận
Tự kỷ ở trẻ em nếu không được phát hiện sớm và can thiệp sớm thì không những dẫn đến chậm phát triển về quan hệ xã hội, ngôn ngữ, giao tiếp, học hành mà còn có những rối loạn hành vi ảnh hưởng lớn đến môi trường gia đình và xã hội.
Vì vậy nghiên cứu tìm ra yếu tố xã hội và sinh học liên quan đến trẻ tự kỷ là một vấn đề cấp thiết và thực tiễn giúp cho việc dự phòng cũng như phát hiện sớm tự kỷ. Chúng tôi bàn luận về kết quả nghiên cứu trên theo 2 nội dung:
1. Một số đặc điểm phân bố của nhóm trẻ tự kỷ và không tự kỷ
Trong nghiên cứu của chúng tôi sự khác biệt giữa nhóm tự kỷ và nhóm không tự kỷ về giới, nhóm tuổi và đia dư là không có ý nghĩa thống kê ( P>0,05). Điều này đảm bảo tính chính xác trong nghiên cứu bệnh chứng.
2. Một số yếu tố xã hội và sinh học của bố mẹ, con liên quan với tự kỷ
* Tuổi của mẹ khi sinh con
Phân tích kết quả nghiên cứu chúng tôi thấy nguy cơ có con mắc tự kỷ ở những bà mẹ tuổi từ 30 đến 34 cao gấp 1,34 lần so với các bà mẹ dưới 30 tuổi; sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (P< 0,05) và đặc biệt ở nhóm bà mẹ trên 34 tuổi nguy cơ này cao gấp 2,44 lần (P< 0,0001)
Kết quả của chúng tôi cũng phù hợp với nghiên cứu của William và CS năm 2008 cho thấy nguy cơ có con mắc tự kỷ ở các bà mẹ ≥ 35 cao gấp 1,7 lần các bà mẹ dưới 35 tuổi [5] .
* Trình độ văn hóa của bố mẹ
Tìm hiểu mối liên quan giữa trình độ văn hóa của bố mẹ và tỷ lệ tự kỷ chúng tôi nhận thấy nguy cơ có con mắc tự kỷ ở nhóm cha mẹ có trình độ văn hóa là trung cấp cao gấp 1,46 đến 1,55 lần nhóm cha mẹ có trình độ văn hóa phổ thông; sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (P< 0,05). Với nhóm cha mẹ có trình độ văn hóa đại học thì nguy cơ này lên tới 1,93 đến 2,65 lần (P<0,0001) .
* Nghề nghiệp của bố mẹ
Nghiên cứu về mối liên quan giữa nghề nghiệp của bố mẹ và tỷ lệ tự kỷ cho kết quả: nguy cơ có con mắc tự kỷ ở nhóm cha mẹ có nghề nghiệp là cán bộ và các nghề khác cao gấp 1,56 đến 1,88 lần so với nhóm cha mẹ có nghề nghiệp là nông dân hoặc công nhân; sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (P< 0,0001). Kết quả này cũng cho thấy có sự phù hợp giữa nghề nghiệp và trình độ văn hóa của cha mẹ.
* Thứ tự con trong gia đình
Trong nghiên cứu của chúng tôi nguy cơ mắc tự kỷ ở trẻ là con thứ nhất cao gấp 1,6 lần trẻ là con thứ 2 trở đi; sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với P< 0,0001. Điều này có thể giải thích do trẻ là con đầu nên sự quan tâm của ông bà, cha mẹ đôi khi hơi quá mức: trẻ thường được chăm sóc tại nhà, ít có cơ hội ra ngoài giao tiếp vì sợ trẻ ốm, cho trẻ xem vô tuyến nhiều. Sự giao tiếp của trẻ chủ yếu là giao tiếp một chiều.
V. Kết luận: Nguy cơ mắc tự kỷ ở những trẻ có phơi nhiễm với một số các yếu tố xã hội và sinh học sau:
– Tuổi của mẹ khi sinh con: mẹ ≥ 30 tuổi
– Trình độ văn hóa của bố mẹ: Trình độ văn hóa là trung cấp hoặc đại học
– Nghề nghiệp của bố mẹ: Bố mẹ có nghề nghiệp là cán bộ hoặc nghề khác ( kinh doanh…)
– Thứ tự con trong gia đình: Trẻ là con thứ nhất
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Jacquelyn B., Andrey M., Coleen B. et al (2001). “Prevalence of Autism a United States Population”, Pediatrics, (Vol 108, No 5), 1155-1161.
2. “Prevalence of ASDs” (2008). National Center on Birth Defects and Developmental Disabilities . Available at http:/www.cdc.gov/ncbddd/autism/faq_prevalence.htm
3. “Prevalence of the Autism Spectrum Disorders in Multiple Areas of the United States, Surveillance Years 2000 and 2002 – A Report from the Autism and Developmental Disabilities Monitoring (ADDM) Network” (2007). Centers for Disease Control and Prevention. Available at http://www.cdc.gov/ncbddd/dd/addmprevalence.htm
4. William J.G., Higgins UPT, Brayne CEG (2006). “Systematic Review of Prevalence Studies of Autism Spectrum Disoders”. Archive of Disease in chidhood, (91), 8-15
5. Williams K et al (2008) “Perinatal and maternal risk factors for autism spectrum disorders in New South Wales, Australia.” PMID: 18257794 [PubMed – indexed for MEDLINE]
6. Yealgin-Allsopp M. et al (2003). “Prevalence of autism in a US metropolitan area”. JAMA, 289, 49-55.
STUDY ON SOCIAL AND BIOLOGICAL FACTORS OF PARENTS
IN RELATION TO THEIR AUTISTIC CHILD
Abstract
Objective: To study on social and biological factors of parents in relation to their autistic child. Method: Case-Control study, Cases/Controls = 503/1005, age and gender of the 2 groups are correspont to each other; Duration from 12/2008 to 07/2010 in the National Hospital of Pediatric. Results: Social and biological factors related to autism (Significant with P< 0,05): Age of mother when giving birth: Mother age are from 30 to 34 years old (OR= 1.34; CI: 1.03-1.7), mother> 34 years old ( OR= 2,44; CI: 1,61- 3,7)); Education level of father: Technical school (OR =1.46; CI: 1.06-2.01), university (OR= 2,65; CI: 2,08- 3,37), Education leval of mother: Technical school (OR= 1.55; CI: 1.17-2.06); university (OR= 1.93; CI: 1.5-2.48), Father’s occupation: Official (OR= 1.79; CI: 1.41- 2.26), other (OR=1.77; CI: 1.37- 2.29). Mother’s occupation: Official (OR= 1.56; CI: 1.24- 1.97), other (OR=1.88; CI: 1.47- 2.41). Conclusion: Risk of suffered autism has occurred on children, who are exposed to on social and biological factors mentioned above.
Key words: Autism, social and biological factors