Chiều hôm qua ( 22/07) Ban giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương cùng nhóm tác giả đề tài “ Nghiên cứu ứng dụng tế bào gốc tạo máu trong điều trị một số bệnh ở trẻ em” đã có cuộc họp bàn kiểm tra tiến độ thực hiện đề tài cấp nhà nước về ghép tủy bằng tế bào gốc tạo máu đến từ nhiều nguồn khác nhau: Máu cuống rốn, tủy xương, máu ngoại vi. Đây là một trong các thủ thuật tiên tiến trong điều trị cho các bệnh nhân Beta Thalassemia.
Ths Ngô Thị Diễm Ngọc: đánh giá chất lượng sống của tế bào gốc máu cuống rốn trước và sau xử lý
Trước đây, với các phương pháp điều trị hoá chất thông thường, cơ hội sống cho các bệnh nhân ung thư là rất nhỏ do lượng hoá trị được đưa vào cơ thể sẽ huỷ hoại chức năng của tuỷ xương. Hiện nay, ghép tế bào gốc có tác dụng kích thích tạo máu để thay thế cho lượng tủy xương bị tiêu diệt. Vì vậy, đây là phương pháp tối ưu khắc phục được những tác dụng phụ không mong muốn. Tế bào gốc cũng có thể được ghép để thay thế cho các men hoặc proteine trong một số bệnh về suy giảm miễn dịch và di truyền.
PGS Bùi Văn Viên: “Ghép tế bào gốc mở ra nhiều cơ hội cho các bệnh nhân suy tuỷ”
GS Nguyễn Thanh Liêm:”Thành lập Ngân hàng máu cuống rốn là mục tiêu sắp tới của chúng ta”
Năm nay, Bệnh viện Nhi Trung ương dự kiến ghép tủy cho 3 bệnh nhân beta Thalassemia, đã tìm được người cho phù hợp HLA( những yếu tố bất đồng miễn dịch) 8/8 và 7/8. Trong tương lai không xa, Bệnh viện Nhi Trung ương sẽ thành lập ngân hàng máu cuống rốn phục vụ công tác điều trị, nghiên cứu, cung cấp mẫu máu cuống rốn phù hợp HLA cho bệnh nhân và các đối tượng có nhu cầu cả trong và ngoại nước.