Trang chủ » Y học thường thức - SK&BL Trẻ em » Y học thường thức » Những điều cha mẹ cần biết khi cho trẻ làm xét nghiệm máu tại khoa Khám Bệnh chuyên khoa Bệnh viện Nhi TW

Những điều cha mẹ cần biết khi cho trẻ làm xét nghiệm máu tại khoa Khám Bệnh chuyên khoa Bệnh viện Nhi TW

Tại khoa khám bệnh của Bệnh viên Nhi trung ương, hàng ngày có khoảng 4000 bé đến khám bệnh, trong đó có 2/3 trẻ đến khám được chỉ định làm các xét nghiệm (siêu âm, X.Quang, xét nghiệm máu, phân , nước tiểu..) phục vụ cho công tác khám và chẩn đoán bệnh. Dưới đây là những vấn đề mà cha mẹ bé thường gặp khi cho trẻ làm xét nghiệm máu:

1.Cha mẹ phải làm gì sau khi thăm khám được bác sỹ chỉ định làm xét nghiệm?

  • Mang sổ khám và chỉ định xét nghiệm ra quầy thu ngân số 6A, 6B để đóng tiền hoăc 6C làm thủ tục giám định BHYT.
  • Sau khi đóng tiền hoặc đã giám định BHYT, bố/mẹ trẻ nhận lại sổ và các ống xét nghiệm đã được dán mã số , tên tuổi người bệnh trùng khớp với sổ y bạ
  • Cha mẹ trẻ cho trẻ đến phòng lấy mẫu theo như hướng dẫn ngoài vỏ túi (phòng C101 hoặc phòng D101)

  • Ngoài cửa các phòng lấy mẫu có bảng điện tử gọi theo số thứ tự

2.Số thứ tự của trẻ ở đâu?

  • Bên góc phải của tờ giấy hẹn trả kết quả

3.Khi lấy máu trẻ có cần phải nhịn ăn không?

  • Thông thường các xét nghiệm máu không cần phải nhịn ăn, một số trường hợp đặc biệt sẽ được chỉ dẫn ở dưới (mục 4).
  • Tâm lý bố/mẹ thường cho trẻ nhịn ăn đến khi lấy máu xong, nên đã có những trường hợp gặp sự cố như trẻ bị ngất, xỉu do hạ đường huyết.

4.Vậy khi nào thì cần phải nhịn ăn trước khi lấy máu?

  • Bệnh nhân viêm khớp
  • Bệnh lupus ban đỏ
  • Bệnh tiểu đường
  • Test thở
  • Nội soi tiêu hóa
  • Mổ cấp cứu
  • Trong trường hợp bố/mẹ trẻ băn khoăn thì nên hỏi bác sỹ ngay khi thăm khám để được hướng dẫn.

5.Trường hợp nào được ưu tiên vào lấy máu ?

  • Trẻ sơ sinh (dưới 30 ngày tuổi)
  • Trẻ bị bệnh nặng, cấp cứu như: đang khó thở, sốt cao liên tục…
  • Trường hợp được chỉ định lấy máu theo giờ.

6. Cha mẹ làm gì khi cho trẻ vào phòng lấy máu?

  • Chỉ một người nhà bế trẻ vào lấy máu
  • Nhân viên y tế sẽ nhận túi xét nghiệm kiểm tra ống đựng máu, giấy chỉ định và ghi ngày, giờ, địa điểm trả kết quả vào giấy hẹn
  • Khi lấy máu, trẻ dễ hoảng sợ, quấy khóc, giãy giụa, bố mẹ trẻ cần phối hợp và tuân thủ hướng dẫn của nhân viên y tế giúp cho việc lấy máu của nhân viên y tế được thuận tiện và hiệu quả
  • Đối với trẻ trên 1 tuổi, bố/mẹ cho trẻ ngồi vào lòng, hai chân bố/mẹ bắt chéo kẹp hai chân trẻ vào trong, tay trái bố/mẹ vòng trước ngực trẻ cầm vào cổ tay trái của trẻ, tay phải bố/mẹ cầm vào khủy tay phải của tre hướng cánh tay về phía nhân viên y tế (xem ảnh minh họa)
  • Không nắm hay ghì tay quá chặt dễ gây sang chấn cho trẻ
  • Đối với trẻ dưới 1 tuổi bố/mẹ bế ngửa trẻ một tay nắm cẳng tay phía ngoài của trẻ hướng về phía nhân viên y tế
  1. Sau khi lấy máu cha mẹ cần phải làm gì?
  • Giữ vết băng (như trong ảnh minh họa) khoảng 5-10 phút nhằm đảm bảo cho vết thương không bị chảy máu. Sau khoảng 5-10 phút bố/mẹ có thể tháo bỏ bông băng cho vào thùng rác màu vàng nơi gần nhất

8. Bố/mẹ sẽ nhận kết quả xét nghiệm máu lấy ở đâu và sau bao lâu?

  • Xét nghiệm thường quy sẽ được trả sau 90 phút.
  • Kết quả xét nghiệm được nhân viên y tế trả về phòng khám ban đầu của trẻ, bố/mẹ không phải tự đi lấy.

  • Xét nghiệm đặc biệt sẽ được trả theo hẹn.

9.Qua giờ hẹn mà chưa có kết quả thì bố mẹ có thế hỏi ai và hỏi ở đâu?

  • Đến phòng C100 hỏi nhân viên y tế tại đó.
  • Gọi Hotline 0969390588 để được giải đáp.

10.Các trường hợp có nhiều chỉ định kèm theo xét nghiệm máu như: Siêu âm, X-Quang, điện não đồ…bố/mẹ trẻ phải làm gì?

  • Bố/mẹ trẻ nên đi đến các phòng chức năng đăng ký số thứ tự trước để rút ngắn thời gian chờ đợi, không nên làm xong xét nghiệm này rồi mới đi làm xét nghiệm khác.

 

ĐDT: Nguyễn Công Cường – Đặng Thị Hồng Khánh

 

 

 

 

 

 

 

 

Chuyên mục: Y học thường thức

Bài viết liên quan

Thời gian làm việc

  • Hành chính: 7h00 - 16h30 (thứ 2 - 6)
  • Khám & Cấp cứu: 24/24

BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG
ĐI ĐẦU & DẪN ĐẦU

  • Đội ngũ giáo sư, chuyên gia số 1 trong ngành nhi khoa Việt Nam
  • Cơ sở vật chất, thiết bị y tế hiện đại bậc nhất
  • Các công trình nghiên cứu y khoa dẫn đầu ngành
  • Áp dụng Bảo hiểm y tế, bảo hiểm bảo lãnh đầy đủ
  • Chi phí khám chữa bệnh hợp lý nhất
  • Chăm sóc chu đáo, toàn diện cho trẻ em