Trang chủ » Y học thường thức - SK&BL Trẻ em » Y học thường thức » Ở nhà một mình, bé 3 tuổi ngạt khí cháy

Ở nhà một mình, bé 3 tuổi ngạt khí cháy

Bé Trần Quang Minh(3 tuổi, Hà Nội) được đưa tới Bệnh viện Nhi Trung ương ngày 26/11 trong tình trạng nguy kịch do ngạt khí CO. Cháu bị suy hô hấp nặng và hôn mê sâu. Trước đó, khi ở nhà một mình, bé Minh  nghịch bật lửa, để tàn lửa rơi vào tấm đệm gây cháy.

Tại khoa Hồi sức Cấp cứu, cháu Minh đã được thở oxy lưu lượng cao,thở máy và điều trị phù não. Hiện bệnh nhi vẫn chưa qua cơn nguy kịch và đang được tích cực theo dõi.

                                    

Theo lời bà Vũ Thị Yến-bà cháu Minh, 4 h chiều cùng ngày,bố mẹ cháu đi làm xa, bà đi chợ để bé Minh chơi một mình trong phòng. Một tiếng sau bà về thì thấy cảnh tượng tan hoang: đệm, giường cháy còn bé Minh đã nằm hôn mê bất tỉnh trong căn phòng mịt mù khói.

Bác sĩ Trần Đăng Xoay, khoa Hồi sức cấp cứu bệnh viện Nhi Trung ương cho biết: ngạt khí CO là một tai nạn sinh hoạt khá phổ biến. Khí này có trong khói các đám cháy, khói than, khói xả ôtô và các loại động cơ, vật dụng sinh hoạt sử dụng nhiên liệu xăng dầu… Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị ngộ độc loại khí này, trong đó nhiều trường hợp là do sự bất cẩn trong sinh hoạt của người lớn như: để con nghịch diêm, bật lửa gây cháy, đốt rác và chất thải bừa bãi…

Trẻ ngạt khí biểu hiện các triệu chứng theo ba mức độ: nhẹ, trung bình và nặng.

Triệu chứng của ngộ độc nhẹ bao gồm: thở dốc, buồn nôn, đau đầu nhẹ.

Ở mức độ trung bình:

Trong vòng 10 phút, nạn nhân có thể xuất hiện các dấu hiệu: đau đầu dữ dội, chóng mặt, rối loạn thần kinh, buồn nôn, ngất xỉu. Tùy thuộc vào thời gian nhiễm độc, mà các nạn nhân có những biểu hiện trầm trọng khác nhau.

Ở mức độ nặng: bệnh nhân bị co giật, hôn mê, ngừng tim dẫn tới tử vong

Bé Trần Quang Minh là trường hợp trẻ đã ngạt CO mức độ nặng, tiên lượng sống dè dặt. Khả năng hồi phục của trẻ phụ thuộc nhiều vào mức độ tổn thương của não.

Trong trường hợp nhà có trẻ bị ngộ độc khí CO, gia đình cần:

          Đưa nạn nhân ra khỏi nơi bị nạn, đặt ở chỗ thoáng khí

          Hô hấp nhân tạo và hoặc ép tim ngoài lồng ngực nếu nạn nhân bị ngừng thở và hoặc ngừng tim.

          Nếu có điều kiện thì gọi xe cấp cứu có trang bị ô xy, đưa bệnh nhân tới cơ sở y tế có trung tâm ô xy cao áp hoặc tới cơ sở y tế gần nhất để được chăm sóc và điều trị.

Các bác sĩ khuyến cáo, ở độ tuổi lên 3, trẻ  rất hiếu động, tò mò. Các bé luôn muốn tìm tòi, khám phá mọi vật xung quanh. Chính vì thế, bố mẹ và người thân cần chú ý đến mọi hoạt động của trẻ và tuyệt đối không bao giờ để bé ở một mình. Sự bất cẩn dù chỉ là nhỏ nhất của người lớn cũng có thể khiến trẻ gánh chịu những hậu quả nặng nề suốt đời.

Lê Mai

 

 * Tên bệnh nhi đã được thay đổi

 

 



Chuyên mục: Y học thường thức

Bài viết liên quan

Thời gian làm việc

  • Hành chính: 7h00 - 16h30 (thứ 2 - 6)
  • Khám & Cấp cứu: 24/24

BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG
ĐI ĐẦU & DẪN ĐẦU

  • Đội ngũ giáo sư, chuyên gia số 1 trong ngành nhi khoa Việt Nam
  • Cơ sở vật chất, thiết bị y tế hiện đại bậc nhất
  • Các công trình nghiên cứu y khoa dẫn đầu ngành
  • Áp dụng Bảo hiểm y tế, bảo hiểm bảo lãnh đầy đủ
  • Chi phí khám chữa bệnh hợp lý nhất
  • Chăm sóc chu đáo, toàn diện cho trẻ em