Trang chủ » Đào tạo » Phác đồ điều trị viêm phổi không điển hình do vi khuẩn ở trẻ em

Phác đồ điều trị viêm phổi không điển hình do vi khuẩn ở trẻ em

 

Ban hành kèm theo quyết định số: 344/BVN – TCCB ngày 28./03/2013 của giám đốc
Bệnh viện Nhi trung ương

 

PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ VIÊM PHỔI KHÔNG ĐIỂN HÌNH DO VI KHUẨN Ở TRẺ EM

1.Chẩn đoán
* Lâm sàng:

– Lứa tuổi trẻ lớn
– Cơ năng rầm rộ, thực thể nghèo nàn
– Sốt
– Ho khan sau ho đờm
– Thở nhanh ( theo tuổi)
– Ran bệnh lý: không ran( trẻ lớn), ran ẩm, phế quản ( trẻ nhỏ, đến muộn)
– Điều trị B- lactam => không đáp ứng

* Cận lâm sàng4
– XQuang phổi: viêm phổi kẽ, viêm phổ tập trung, tràn dịch màng phổi
– Công thức máu: bạch cầu bình thường hoặc tăng nhẹ, CRP tăng,
-PCR Mycoplasma pneumoniae hoặc Chlamydia pneumoniae hoặc Legionella pneumoniae dịch tỵ hầu, dịch nội khí quản hoặc dịch màng phổi (+)

 

2. Nguyên tắc điều trị

– Thông thoáng đường thở
– Hạ sốt
– Bù đủ dịch
– Liệu pháp ô xy nếu có suy thở
– Liệu pháp kháng sinh

3. Liệu pháp kháng sinh
3.1. Viêm phổi không suy hô hấp

* Azithromycin (10 mg / kg vào ngày 1, tiếp theo là 5 mg / kg / ngày, mỗi ngày một lần vào ngày 2-7-uống)
* Lựa chọn thay thế: 10-14 ngày
+ Clarithromycin (15 mg / kg / ngày chia 2 lần)
+ Hoặc Erythromycin uống (40 mg / kg / ngày chia 4 lần)
+ Hoặc Doxycycline (2-4 mg / kg / ngày chia 2 lần cho trẻ em > 7 tuổi
+ Hoặc levofloxacin (500 mg mỗi ngày một lần) hoặc moxifloxacin (400 mg mỗi
ngày một lần) – uống cho trẻ trên 15 tuổi
+ Dị ứng Macrolid: thay levofloxacin, moxifloxacin

3.2. Viêm phổi có suy hô hấp:

*Azithromycin: tiêm tĩnh mạch (10 mg / kg vào ngày 1 và 2 điều trị, đổi sang
uống nếu có thể)
* Lựa chọn thay thế: 10-14 ngày
+ Lactobionate erythromycin tĩnh mạch 20 mg / kg / ngày mỗi 6 giờ
+ Hoặc levofloxacin tĩnh mạch
– 6 tháng – 5 tuổi: 16-20 mg / kg /ngày chia 2 lần,
– 5-16T: 8-10 mg/ kg / ngày- một lần, liều hàng ngày tối đa 750 mg

 Thời gian điều trị:
• Từ 5 đến 10 ngày (Azithromycin)
• Từ 10 đến 14 ngày với các thuốc Quinolone, Doxycycline, Erythromycin,
• Từ 14-21 ngày với bệnh nhân suy giảm miễn dịch, bệnh nặng, viêm phổi do L.pneumophila.

3.3. Theo dõi điều trị
* Điều trị thất bại
– Sốt kéo dài > 48 giờ
– Suy hô hấp tăng
– Tổn thương nhu mô tăng (trên 2 thuỳ phổi)
– Có biểu hiện ngoài phổi
* Các khả năng xảy ra
– Đồng nhiễm
– Kháng thuốc
– Biến chứng ngoài phổi
* Các XN có thể làm theo thời gian và tùy thuộc diễn biến bệnh và các biểu hiện ngoài phổi:
– Cấy máu, NKQ, cấy dịch màng phổi
– CT ngực ( có viêm phổi màng phổi)
– Siêu âm màng phổi
– HB niệu( nếu nghi ngờ tán huyết)
– PCR Mycoplasma pneumoniae hoặc Chlamydia pneumoniae hoặc Legionella pneumophyla trong dịch não tuỷ ( nếu có biến chứng viêm não)
– Điện giải đồ, phosphatasa kiềm, men gan,ure, creatinin…( nếu do Legionella
pneumophyla)

3.4. Xử trí:
* Thay kháng sinh: Macrolid => Quinolon, Dùng kháng sinh theo kháng sinh đồ nếu
có đồng nhiễm.
* Corticoid: cân nhắc dùng trong các trường hợp viêm phổi nặng do M.pneumoniae
+ Có các biểu hiện ngoài phổi, hoặc viêm phổi thể nặng:
• Viêm não màng não
• Tán huyết
• Guilain Barre
• Steven Johnson
• Suy đa tạng
Liều lượng: ngày đầu 10mg/kg/24 h TMC ( không quá 1 tuần)
+ Các trường hợp không đáp ứng điều trị đặc hiêụ ( sốt > 48 giờ) Uống prednísolon 1mg/kg/ngày trong một tuần.
* Gamma Globulin: 1g/kg/24h –TM 1-2 liều
* Lọc máu, ECMO



Chuyên mục: Đào tạo

Bài viết liên quan

Thời gian làm việc

  • Hành chính: 7h00 - 16h30 (thứ 2 - 6)
  • Khám & Cấp cứu: 24/24

BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG
ĐI ĐẦU & DẪN ĐẦU

  • Đội ngũ giáo sư, chuyên gia số 1 trong ngành nhi khoa Việt Nam
  • Cơ sở vật chất, thiết bị y tế hiện đại bậc nhất
  • Các công trình nghiên cứu y khoa dẫn đầu ngành
  • Áp dụng Bảo hiểm y tế, bảo hiểm bảo lãnh đầy đủ
  • Chi phí khám chữa bệnh hợp lý nhất
  • Chăm sóc chu đáo, toàn diện cho trẻ em