1. Phòng thấp cấp I ( phòng tiên phát)
Là biện pháp phòng để tránh mắc bệnh thấp tim lần đầu. Áp dụng cho những trẻ bị nhiễm trùng đường hô hấp trên cấp tính, đặc biệt là viêm họng do liên cầu khuẩn nhóm A.
1.1. Chỉ định.
– Các trường hợp viêm đường hô hấp trên ( đặc biệt là viêm vùng hầu họng) do liên cầu khuẩn nhóm A.
– Viêm họng có triệu chứng lâm sàng gợi ý do liên cầu khuẩn ( bệnh cảnh đột ngột: sốt cao 38º ), đau họng, họng đỏ, amidan sưng to sung huyết và xuất tiết, hạch góc hàm to và đau.
– Tất cả các trường hợp viêm họng cấp tính ở trẻ em hoặc tuổi trẻ ( 3-20 tuổi) mà không có điều kiện xác định rõ nguyên nhân gây bệnh.
1.2. Thuốc phòng
Kháng sinh
|
Cách dùng
|
Liều lượng
|
Thời gian
|
||||
Không dị ứng với penicillin
|
|||||||
Benzathin benzin penicillin
|
Tiêm bắp
|
<30kg: 600.000đv
|
1 liều duy nhất
|
||||
>30kg: 1200.000đv
|
|||||||
Phenoxymethin penicillin
|
Uống
|
< 30kg: 250 mg
2-3 lần/24 giờ
|
10 ngày
|
||||
>30kg: 500mg
2-3 lần/24 giờ
|
10 ngày
|
||||||
Dị ứng với penicillin
|
|||||||
Erythromycin
|
Uống
|
20-40mg/kg/24 giờ
( tối đa: 1.5g/24 giờ)
|
10 ngày
|
Chú ý:
– Nếu uống ampicillin hoặc amocillin, thời gian điều trị cũng phải kéo dài trong 10 ngày
– Cefalosporin thế hệ 1 hoặc thế hệ 2 có hiệu quả diệt liên cầu nhưng đắt và vẫn phải uống trong 10 ngày
– Một số thuốc mới nhóm macroid hiệu quả tốt với liên cầu, nhưng hiện nay Tổ chức Y tế thế giới vẫn chưa có khuyến cáo về việc có thể rút ngắn số ngày điều trị.
– Sulfonamid hoặc tetracycline là những thuốc không được chấp nhận để điều trị viêm họng do liên cầu.
2. Phòng thấp cấp II ( phòng thứ nhất, phòng tái phát)
2.1. Chỉ định
– Các trường hợp đã được chẩn đoán thấp tim, các bệnh tim do thấp.
– Các trường hợp có tiền sử thấp tim nhưng chưa được phòng bệnh đúng, đủ thời gian quy định.
2.2. Thuốc phòng
– Benzathin benzyl penicillin:
Trẻ < 30kg: 600.000 đv
Trẻ >30kg: 1.200.000 đv
Tiêm bắp sâu ( tiêm mông) 4 tuần 1 lần ( A)
– Phenoxymethylpenicillin:
250mg x2 lần/24 giờ, uống.
– Sulfadiazin:
Trẻ <30kg: 0.5g/24 giờ, uống hàng ngày
Trẻ ?30kg: 1.0g/24 giờ, uống hàng ngày (B)
Chú ý:
– Với những bệnh nhân có nguy cơ tái phát cao, thời gian tiêm là 3 tuần/lần
– Chỉ những bệnh nhân dị ứng với cả penicillin và sulfadiazin mới dùng erythromycin để phòng thấp cấp II.
– Liều dùng: Erythromycin 250 mg/ 2 lần/ 24 giờ
– Chống chỉ định dùng các sulfonamid (sulfonamid) ( sulfadiazin, sulfadoxin…) ở bệnh nhân thấp tim, bệnh tim do thấp vào 3 tháng cuối của thời kỳ mang thai.
– Cần tiếp tục phòng cấp II cho các bệnh nhân bị bệnh van tim do thấp sau khi đã phẫu thuật bệnh van tim
2.3. Thời gian phòng thấp cấp II
Bệnh nhân | Thời gian phòng bệnh |
Không viêm tim, không bị bệnh van tim do thấp | Tối thiểu 5 năm sau đợt thấp lần cuối và tới năm 18 tuổi |
Viêm tim | Tối thiểu tới năm 25 tuổi hoặc lâu hơn |
Bệnh van tim do thấp | Suốt đời |
Bệnh nhân đã thay van nhân tạo | Suốt đời |
Theo Hướng dẫn Chẩn đoán, điều trị bệnh trẻ em
Chủ biên: GS-TS Nguyễn Công Khanh
PGS-TS Nguyễn Thanh Liêm