Trang chủ » Y học thường thức - SK&BL Trẻ em » Y học thường thức » Tai nạn thương tích và cách đề phòng

Tai nạn thương tích và cách đề phòng

Tai nạn do té ngã là những tai nạn sinh hoạt thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt khi các em không có sự giám sát trông chừng của người lớn.

  1. Nguyên nhân:Trẻ ngã do sự bất cẩn của người lớn  không trông coi trẻ đúng cách khiến trẻ ngã từ xe đẩy, trên võng, trên giường hoặc trên cao xuống, do tuột khỏi tay người lớn.
  • Trẻ trèo hoặc đứng trên ghế hoặc đồ vật kê không vững.
  • Trẻ trượt té khi đi hoặc chạy chơi ở những nơi ẩm ướt, trơn trượt như nhà tắm, sàn nước, sàn nhà mới lau hoặc bị đổ nước, sân chơi.
  • Trẻ chạy nhảy, nô đùa, xô đẩy nhau ngã, thường gặp ở nhà, ở trường học, trên đường đi học, đi chơi.
  • Trẻ trèo cây, trèo tường, trèo cột điện, cầu thang, ban công …
  1. Triệu chứng
  • Tổn thương phần mềm: chảy máu ở da, cơ
  • Tổn thương xương, khớp: bong gân, trật khớp, gãy xương
  • Chấn thương sọ não: chấn động não, tụ máu, xuất huyết …
  1. Cách xử trí
  • Tổn thương phần mềm:
    • Vết thương sưng, bầm tím: cần đắp khăn lạnh hoặc bọc đá.
    • Vết thương hở hoặc chảy máu: rửa sạch bằng nước muối sinh lý và hoặc nước sát trùng nếu có và băng ép lại.
    • Bong gân: đắp khăn lạnh hoặc chườm đá. Băng cố định, hạn chế vận động.
  • Gãy xương và chấn thương sọ não:
    • Gọi cấp cứu hoặc nhân viên y tế.
    • Kiểm tra mức độ tỉnh táo của trẻ bằng cách gọi hỏi trẻ, chống choáng (nếu có).
    • Bất động xương gãy bằng các nẹp sẵn có

Trong khi di chuyển trẻ hoặc chờ đợi bác sĩ đến khám cần lưu ý:

  • Tránh không di động trẻ
  • Đặt trẻ nằm thẳng, đầu hơi thấp hơn chân, nghiêng mặt trẻ về một bên để khi trẻ có nôn chớ, hoặc chảy máu thì chất lỏng không chảy vào miệng, tránh cho trẻ bị sặc.
  • Không được cho trẻ ăn, uống bắt cứ thứ gì.

4.Phòng tránh tai nạn xảy ra với trẻ

  • Phải luôn có người chăm sóc bên cạnh trẻ nhỏ khi trẻ ăn, ngủ, chơi. Không cho trẻ biết lật, bò, đi, nằm trên võng, giường lúc không có người lớn bên cạnh.
  • Có rào hoặc thanh bảo vệ ở nhưng nơi như cầu thang, cửa sổ, ban công với độ cao tối thiểu 75cm …
  • Đảm bảo cầu thang, bậc thềm đủ ánh sáng, dễ đi.
  • Dậy trẻ không xô đẩy, leo trèo .
  • Không cho trẻ đứng trên ghế, vật dụng không vững.
  • Không để sàn nhà ẩm ướt, trơn trượt.
  • Không để đồ vật ngoài tầm với của trẻ.
  • Không để trẻ dưới 10 tuổi trông trẻ dưới 3 tuổi

Tiến sĩ, bác sĩ Lê Ngọc Duy

Trung tâm cấp cứu và chống độc

 

Chuyên mục: Y học thường thức

Bài viết liên quan

Thời gian làm việc

  • Hành chính: 7h00 - 16h30 (thứ 2 - 6)
  • Khám & Cấp cứu: 24/24

BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG
ĐI ĐẦU & DẪN ĐẦU

  • Đội ngũ giáo sư, chuyên gia số 1 trong ngành nhi khoa Việt Nam
  • Cơ sở vật chất, thiết bị y tế hiện đại bậc nhất
  • Các công trình nghiên cứu y khoa dẫn đầu ngành
  • Áp dụng Bảo hiểm y tế, bảo hiểm bảo lãnh đầy đủ
  • Chi phí khám chữa bệnh hợp lý nhất
  • Chăm sóc chu đáo, toàn diện cho trẻ em