I.VITAMIN là gì?
• Vitamin là một nhóm các hợp chất hữu cơ có phân tử bé, có cấu tạo hoá học rất khác nhau có các tính chất hoá học cũng như lý học rất khác nhau, nhưng chúng đều giống nhau ở chỗ là rất cần cho hoạt động sống bình thường của bất kỳ cơ thể nào.
• Hiện nay người ta đã nghiên cứu và phân lập được trên 30 loại vitamin khác nhau, đồng thời đã nghiên cứu các thành phần, cấu tạo và tác dụng sinh lý của chúng.
• Căn cứ vào tính hoà tan của vitamin người ta chia vitamin ra làm hai nhóm.
Các vitamin tan trong nước
Vitamin có khả năng hòa tan trong nước, được cơ thể cần thường xuyên và bài tiết qua đường nước tiểu, điển hình như vitamin C, B… Vitamin tan trong nước chủ yếu tham gia và làm nhiệm vụ xúc tác trong quá trình sinh học gắn liền với sự giải phóng năng lượng ( các phản ứng oxi hoá – khử, sự phân giải các hợp chất hữu cơ…)
Các vitamin tan trong chất béo ( trong dầu và mỡ)
Vitamin có thể hòa tan trong chất béo và có thể tích trữ trong cơ thể lâu hơn (hàng tháng, thậm chí hàng năm), điển hình như A, D, K..
Vitamin hoà tan trong chất béo (trong dầu và mỡ) thì tham gia vào phản ứng tạo nên các chất, tạo nên các cấu trúc, các cơ quan và các mô của cơ thể, nghĩa là chúng hoàn thành chức năng tạo hình.
• Hiện nay, người ta phát hiện 13 loại vitamin có trong thực phẩm. Các vitamin thường được đặt tên bằng các chữ cái như A, B, C kèm theo các tên khoa học như acid ascorbic (A).
1.Vitamin A:
• Vitamin A là một chất hết sức cần thiết cho cơ thể con người, đặc biệt là cho các tế bào mắt. Vitamin A có 3 dạng khác nhau mà chúng ta có thể tìm thấy ở những nguồn khác nhau. Đó là : Retinol, Beta caroten và Carotenoid.
• Vitamin A tồn tại trong tự nhiên gồm 2 dạng:
– Retinol: dạng hoạt động của vitamin A, nó được đồng hoá trực tiếp bởi cơ thể.
– Tiền vitamin A: nó chính là một tiền chất của vitamin A được biết đến nhiều dưới tên bêta-caroten. Tiền chất này được chuyển hoá bởi ruột thành vitamin A để cơ thể có thể sử dụng.
a. chức năng quan trọng của vitamin A đối với trẻ em:
• Thị giác: Mắt được cấu tạo bởi các sắc tố có chứa vitamin A. Nó được hấp thụ bởi luồng thần kinh được vận chuyển nhờ dây thần kinh thị giác. Vì vậy sự có mặt của vitamin A là một phần không thể thiếu đối với việc đảm bảo thị giác của trẻ em.
• Các mô: Vitamin A kích thích quá trình phát triển của các biểu mô như mô sừng, ruột và các con đường hô hấp. Nó cũng ảnh hưởng đặc biệt đến da, kích thích sự liền sẹo và phòng ngừa các chứng bệnh ngoài da cho trẻ em
• Sự sinh trưởng: Do vai trò quan trọng trong sự phát triển tế bào của con người, nên vitamin A là yếu tố không thể thiếu đối với sự phát triển cua phôi thai và trẻ em. Vitamin A còn có vai trò đối với sự phát triển của xương.
• Hệ thống miễn dịch: Do các hoạt động đặc hiệu lên các tế bào của cơ thể, vitamin A tham gia tích cực vào sức chống chịu bệnh tật và miễn dịch
• Chống ung thư: Hoạt động kìm hãm của nó với các gốc tự do cũng dẫn đến ngăn chặn được một số bệnh ung thư.
b. Bổ sung vitamin A đầy đủ và đúng cách:
• Để phòng ngừa thiếu vitamin A, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cần được bú sữa mẹ, đặc biệt là sữa non.
• Khi trẻ bước vào độ tuổi ăn dặm, các bà mẹ cần thay đổi nhiều loại thực phẩm để chế biến các món ăn tạo sự ngon miệng và phù hợp với trẻ nhưng vẫn bảo đảm cung cấp đầy đủ lượng vitamin A cần thiết trong khẩu phần ăn.
• Các bà mẹ cần chú ý bổ sung thêm chất béo, dầu mỡ vào khẩu phần của trẻ bởi vitamin A là loại vitamin tan trong dầu, vì vậy khẩu phần ăn thiếu dầu mỡ sẽ làm giảm khả năng hấp thụ vitamin A của cơ thể.
• Hiện nay, trong thành phần của các loại dầu ăn dành cho trẻ em có chứa một hàm lượng vitamin A nhằm bổ sung nhu cầu hằng ngày của trẻ. Chỉ cần 1 thìa dầu ăn (5 ml) vào cháo, bột vừa nấu chín, trẻ sẽ được cung cấp đầy đủ chất béo và giúp hấp thụ tốt vitamin A có trong thực phẩm, ngoài ra còn có thể bổ sung thêm nhiều dưỡng chất quan trọng khác như DHA, EPA, omega 3, 6, 9 cho sự phát triển thể chất và trí não của trẻ.
• Trẻ dưới 6 tháng nhưng không bú mẹ cũng cần được bổ sung vitamin A tại trạm y tế với liều duy nhất 50.000 IU. Trẻ 6 – 36 tháng tuổi nên được uống vitamin A liều cao mỗi 6 tháng một lần. Ngoài ra, nên cho trẻ từ 1 đến 5 tuổi cứ 3 – 6 tháng một lần uống một liều 200.000 đơn vị vitamin A.
• Hiện nay trên thị trường có rất nhiều những loại thuốc được quảng cáo là bổ sung vitamin A hoặc vitamin tổng hợp, nhưng tốt nhất các bạn vẫn nên bổ sung vitamin từ tự nhiên.
c. Lựa chọn những thực phẩm giàu vitamin A
• Retinol là dạng tiền vitamin A. Đây là chất rất hữu hiệu và hoạt động cho cơ thể, được tìm thấy trong cơ thể động vật mà đặc biệt là trong gan vì gan là nơi dự trữ vitamin A, cho nên gan động vật chứa rất nhiều hàm lượng vitamin A.
• Beta caroten là một chất màu vàng mà chúng ta thường thấy trong thực phẩm. Đó cũng là một loại tiền vitamin A chứa trong rau quả có màu vàng.
• Carotenoid được chia làm nhiều loại khác nhau và có thể được tìm thấy trong dừa, động vật và thực vật.
• Trong thiên nhiên, vitamin A có nhiều trong trứng, sữa, bơ, gan, thịt động vật. Đặc biệt, gan cá thu chứa nhiều vitamin A. Dầu gan cá thu là loại thuốc dùng đầu tiên nhằm bổ sung vitamin A
• Thông thường vitamin A chứa nhiều trong các loại rau quả xanh (rau muống, rau dền, mồng tơi, rau đay…), rau quả có màu vàng đậm (cà rốt, bông cải xanh, bí đỏ, xoài, đu đủ, gấc…), hoặc có rất nhiều trong các loại thực phẩm có nguồn gốc từ động vật như (gan, thịt, cá, trứng, sữa…). Mặc dù nguồn thực phẩm chứa vitamin A rất phong phú, nhưng đa số các bà mẹ lại chưa biết cách kết hợp các thực phẩm này khi chế biến món ăn cho bé, để bé có thể hấp thu các vitamin A hay các tiền chất vitamin A từ khẩu phần ăn hằng ngày một cách tốt nhất
Thực phẩm chứa Vitamin A
d. Thiếu và thừa vitamin a gây ra hậu quả gì
• Thiếu vitamin A : Trẻ em là những người đặc biệt dễ bị tác hại bởi thiếu vitamin A. Một trong những biểu hiện đầu tiên của thiếu hụt vitamin A là thị lực suy giảm gây khô da ở màng tiếp hợp, khi lan tới giác mạc thì làm khô giác mạc, nặng hơn sẽ làm thủng giác mạc và dẫn tới mù lòa.
• Thừa vitamin A : Nếu dùng quá liều và thời gian kéo dài sẽ đưa đến hội chứng ngộ độc rất nguy hiểm, đặc biệt đối với trẻ sẽ gây đau bụng, buồn nôn, bơ phờ, chậm chạp, phù gai thị, bong da toàn thân. Ngộ độc có thể xảy ra khi uống trên 40.000 đơn vị mỗi ngày, gây đau xương khớp, rụng tóc, môi khô nứt nẻ, chán ăn, gan lách to, chứng chán ăn, dễ bị kích thích, ói mửa, rụng tóc, da khô và ngứa, sung huyết da, ở trẻ đôi khi hóa xương sớm ở các sụn tiếp hợp, gây ngừng tăng trưởng, ở trẻ dưới 1 năm tuổi có thể bị tăng áo lực nội sọ gây thóp lồi.
II. Vai trò của các vitamin khác
1.Vitamin B
• Nhóm vitamin B bao gồm Vitamin B1, Vitamin B2, Niacin, Pantothenic acid, Pyridoxine, Biotin và Vitamin B12.
• Những vitamin này giúp tạo ra một loại enzyme quan trọng nhằm tăng cường khả năng chuyển hóa đường, chất béo, protein trong cơ thể. Ngoài ra, vitamin B1 còn giúp kích thích cảm giác thèm ăn ở trẻ.
• Khi trẻ có dấu hiệu chán ăn, ăn không ngon miệng, mẹ có thể cho con uống bổ sung Vitamin B1.
• Mẹ có thể tìm nguồn vitamin B cho con trong loại thực phẩm: gan, cật, thịt, trứng, sữa, pho mát, lúa mạch, các loại đậu/đỗ, rau xanh v..v đều có lượng vitamin B cần thiết cho trẻ.
2.Vitamin C
• Vitamin C tham gia vào nhiều hoạt động sống quan trọng của cơ thể như:
-Làm phát triển và duy trì hệ xương, răng, nướu, dây chằng, mạch máu.
-Tăng cường khả năng chống nhiễm khuẩn
-Giảm các chất thải có hại đối với cơ thể và cả những chất độc do cơ thể tạo ra
-Chống lại chứng thiếu máu
-Khi bé bị nhiệt, nổi mẩn hay nóng trong, mẹ cần bổ sung Vitamin C cho con.
• Mẹ có thể tìm nguồn vitamin C cho con trong loại thực phẩm: Vitamin C chủ yếu có trong trái cây, rau xanh như cam, canh, kiwi, cà chua, khoai tây v..v Ngoài ra mẹ nên lưu ý việc nấu chín đồ ăn quá lâu sẽ làm hao hụt lượng vitamin C có trong thực phẩm.
3. Vitamin D
• Vitamin D giúp điều hòa và chuyển hóa lượng canxi trong cơ thể, giúp củng cố phát triển hệ xương- răng khỏe mạnh. Đó là lý do vì sao thuốc bổ sung canxi cho trẻ nhỏ luôn có thêm thành phần Vitamin D.
• Nếu mẹ thấy con ngủ hay giật mình không yên giấc, rụng tóc vành khăn thì hãy nhớ bổ sung vitamin D. Tuy nhiên mẹ cũng nên lưu ý bổ sung hợp lý. Việc sử dụng vitamin D trong thời gian dài và quá liều lượng có thể gây chán ăn ở trẻ nhỏ.
• Những trẻ sinh non, thiếu tháng rất dễ đối mặt với nguy cơ thiếu vitamin D dẫn đến vàng da sinh lý. Một trong những cách bổ sung vitamin D tự nhiên hiệu quả là cho trẻ tắm nắng hàng ngày trước 9h sáng.
4.Vitamin E
• Vitamin E giúp cơ thể khỏe mạnh tăng sức đề kháng. Đặc biệt vitamin E rất tốt cho phổi và giúp ngăn chặn các mô cơ thể khỏi các tác nhân có hại bên ngoài. Bổ sung vitamin E con sẽ có da dẻ hồng hào trắng đẹp
• Mẹ có thể tìm nguồn vitamin E cho con trong loại thực phẩm: Vitamin E có chủ yếu trong dầu thực vật, các loại ngũ cốc, rau xanh, đậu/đỗ, thịt, lòng đỏ trứng.
4.Vitamin K
• Vai trò chính của vitamin K là giúp đảm bảo quá trình đông máu, ngoài ra Vitamin K còn có thể kết hợp với calcium giúp cho xương chắc khỏe.
• Mũi tiêm vitamin K cũng là mũi tiêm đầu tiên ngay sau khi trẻ chào đời vì ở thời điểm này cơ thể trẻ chưa tự sản sinh ra được vi khuẩn ruột hình thành vitamin K.
• Mẹ có thể tìm nguồn vitamin K cho con trong loại thực phẩm: Rau bó xôi, cải xoăn, củ cải tươi, cải bẹ xanh, súp lơ, ngò tây, rau diếp, gan bò… đều chứa hàm lượng vitamin K cao.