Trang chủ » TRUNG TÂM SƠ SINH

TRUNG TÂM SƠ SINH

I. Thành lập

Năm 1969, Khoa Hồi sức cấp cứu Sơ sinh, Bệnh viện Nhi Trung ương tiền thân là Phòng sơ sinh thuộc Viện bảo vệ sức khỏe trẻ em tại tầng 2 tòa nhà hai tầng của Bệnh viện Bạch Mai Với số giường bênh kế hoạch 16-20 giường bệnh, 5 giường cấp cứu. Khoa Sơ sinh lúc đó  là một tập thể gồm có 15 cán bộ viên chức, với đội ngũ Bác sĩ, Điều dưỡng, Hộ lý 100% là nữ, gồm 1 Tiến sĩ, 4 bác sĩ và 10 y tá.  Là một đơn vị đầu ngành về sơ sinh lúc bấy giờ , tuy nhiên trang thiết bị y tế nghèo nàn, ban đầu chỉ có 01 máy thở Lusco, 03 lồng ấp, hàng năm nhận điều trị 200-300 bệnh nhân, hầu hết thở máy là ngạt  uốn ván rốn, đẻ non, tỷ lệ tử vong còn cao, trên 50% trong 24 giờ đầu nhập viện

Năm 1981 Khoa Sơ sinh đã được chuyển lên cơ sở mới với tên gọi là Khoa hồi sức cấp cứu sơ sinh , Bệnh viện Nhi Thụy điển, công trình Bệnh viện hiện đại đầu tiên do chính phủ và nhân dân Thụy điển trao tặng cho trẻ em Việt nam. Nhiều kỹ thuật mới được ứng dụng , tỷ lệ tử vong đã giảm nhiều , đặc biệt tử vong do uốn ván Với quy mô mở rộng số giường bệnh ngày càng tăng cao, số giường kế hoạch tăng dần hiện nay là 180 giường, tuy nhiên hàng năm số bệnh nhân và hiệu suất sử dụng giường bệnh luôn ở mức cao 180- 190%. Hàng năm tiếp nhận 5000 -6000 bệnh nhân sơ sinh vào viện.

Từ 2003 đến nay  Tỷ lệ tử vong trong vòng 24 giờ giảm đáng kể từ gần 40% năm 2003 đến nay chỉ còn 13,5%. Tỷ lệ tử vong chung cũng giảm từ 30% những năm 1980 xuống còn 15,2% năm 2018

Trang thiết bị y tế được tăng cường khoa được trang bị 50 máy thở thường và cao tần, 20 máy thở áp lực dương liên tục (CPAP) , 60 máy đo độ bão hòa oxy qua da ( Pulse oximeter) 01 Xquang tại giường, 01 máy siêu âm, máy sàng lọc thính học và nhiều trang thiết bị khác

Khoa Hồi sức Cấp cứu Sơ sinh đã áp dụng những kỹ thuật cao trong điều trị như thở HFO, ECMO, NO , surfactant therapy … điều trị đã cứu sống được nhiều bệnh nhân đẻ non, tăng áp phổi, ngạt nặng góp phần làm giảm tỷ lệ tử vong của trẻ sơ sinh một cách đáng kể

Tháng 6/2020, trao quyết định thành lập Trung tâm Sơ sinh với 05 khoa

Hiện nay, 05 khoa thuộc Trung tâm Sơ sinh bao gồm:

♦ Khoa Khám bệnh và Cấp cứu sơ sinh – TT Sơ sinh

♦ Khoa Điều trị tích cực sơ sinh – TT sơ sinh

♦ Khoa Điều trị và Chăm sóc đặc biệt 1 – TT sơ sinh

♦ Khoa Điều trị và Chăm sóc đặc biệt 2 – TT sơ sinh

♦ Khoa Điều trị tích cực Kangaroo và Ngân hàng sữa mẹ – TT sơ sinh

+ Đơn vị Điều trị tích cực Kangaroo

+ Ngân hàng sữa mẹ

–  Địa chỉ: Nhà B – Bệnh viện Nhi Trung Ương. 18/879 La Thành, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, Hà Nội

– Sđt: 084 487 1909

– Email: k.sosinh@nch.gov.vn

II. Chức năng, nhiệm vụ chính

– Tiếp đón, tổ chức khám, điều trị và chăm sóc tích cực cho bệnh nhân ở lứa tuổi sơ sinh

– Đảm bảo thường trực cấp cứu 24/24

– Tham gia đào tạo, chỉ đạo tuyến, nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế.

– Tham gia, tổ chức tuyên truyền giáo dục sức khỏe cho gia đình bệnh nhi nội trú và cộng đồng

III. Đội ngũ cán bộ

Đội ngũ bác sĩ, điều dưỡng cũng ngày một tăng cao cả về số lượng và trình độ. Tổng số 128 người, trong đó: 26 Bác sĩ, 94 Điều dưỡng và 4 Hộ lý.

Trình độ chuyên môn:

– Đội ngũ Bác sĩ: 01 Phó Giáo sư, 2 Tiến sĩ, 2 Bác sĩ CKII, 12  Thạc sĩ, 2 Bác sĩ CK I, 3 Bác sĩ.

– Đội ngũ Điều dưỡng 100% là Điều dưỡng Đại học, Cao đẳng, trong đó có 1 Thạc sĩ và 5 CKI

IV. Thành tích nổi bật

Thành tích chuyên môn

– Liên tục nhiều năm liền đạt Tập thể Lao động xuất sắc (1999 – 2018)

– Bằng khen của Bộ Trưởng Bộ Y tế ( từ năm 1996 – 2017);

– Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ (2009)

– Huân chương Lao động Hạng Ba (1998)

– Huân chương Lao động Hạng Nhì (2004)

Thành tích về đào tạo, nghiên cứu khoa học 

Đào tạo 

Từ năm 1985 tới nay tập thể bác sĩ của Trung tâm đã tham gia hướng dẫn thực hành sinh viên Y4, Y6 nhiều khóa. Một số bác sĩ của Trung tâm đồng thời là giảng viên thỉnh giảng nhiều năm của Bộ môn Nhi Đại học Y khoa Hà nội, tham gia giảng dạy thực hành, lý thuyết cho các đối tượng sau đại học về chuyên ngành Nhi Sơ sinh như Chuyên khoa I, II và  Nghiên cứu sinh. Tham gia đào tạo, cầm tay chỉ việc cho các đối tượng sau đại học, tham gia đào tạo lại, đào tạo ngắn hạn cho các cán bộ y tế từ các tuyến tỉnh và huyện trong cả nước về học.Tham gia đào tạo Điều dưỡng chuyên khoa Nhi .

– Tham gia viết sách chuyên ngành và hướng dẫn chẩn đoán của Bộ Y tế

 Nghiên cứu khoa học 

Tập thể bác sĩ của Trung tâm đã tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học, công bố 70 bài báo khoa học. Trong số các bài báo này, có 44 bài được công bố tại các tạp chí khoa học trong nước và 17 bài được công bố trên các tạp chí khoa học quốc tế.

Số đề tài nghiên cứu khoa học các cấp đã tham gia và chủ trì

Tham gia nghiên cứu 5 đề tài cấp Nhà nước ( đã nghiệm thu)

– Chương trình nhiễm khuẩn hô hấp cấp

– Nghiên cứu lựa chọn tiến bộ khoa học kỹ thuật và xây dựng mô hình cấp cứu nhi khoa phù hợp các tuyến nhằm giảm tỷ lệ tử vong trong 24 giờ đầu

– Nghiên cứu thực trạng, các yếu tố nguy cơ, phương pháp chẩn đoán, điều trị và đề xuất biện pháp dự phòng xơ hóa cơ Delta ở Việt Nam

– Phát hiện và điều trị sớm các rối loạn axit amin, axit béo bằng phương pháp sắc ký khí và phép chụp quang phổ khối nhằm giảm tỷ lệ tử vong và tàn tật cho trẻ em

– Sàng lọc trẻ sơ sinh phát hiện sớm giảm thính lực, đề xuất biện pháp phục hồi chức năng sớm cho trẻ khiếm thính

– Nghiên cứu ứng dụng tế bào gốc trong điều trị một số bệnh ở trẻ em

03 đề tài cấp bộ:

– Nghiên cứu lâm sàng, yếu tố nguy cơ và biện pháp xử lý đối với vàng da tăng bilirubin ở trẻ sơ sinh

– Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng trang thiết bị Y tế “ Nghiên cứu ứng dụng CPAP tự tạo điều trị suy hô hấp tại bệnh viện Nhi Trung ương”

– Nghiên cứu áp dụng máy trợ thở áp lực dương liên tục CPAP-KSE sản xuất tại Việt Nam để điều trị suy hô hấp ở trẻ sơ sinh tại một số bệnh viện Nhi tuyến tỉnh

15 đề tài cấp cơ sở 

Số lượng bài báo khoa học đã được công bố

Hiện nay tình hình sức khỏe trẻ em Việt Nam đã dần dần  được cải thiện. Tuy nhiên cho dù có sự giảm đáng kể của tỉ lệ tử vong của trẻ em (< 5 tuổi) và tỉ lệ tử vong của trẻ dưới 1 tuổi thì tỉ lệ tử vong của trẻ sơ sinh còn cao và vẫn chưa có chuyển biến tích cực trong phạm vi cả nước. Đây chính là mối quan tâm hàng đầu cho các nhà hoạch định chính sách của đất nước, nhất là của các nhà lãnh đạo ngành Y tế trong giai đoạn hiện nay mà cụ thể chỉ thị 04 của bộ Y tế đã được ban hành năm 2004 với mục tiêu hạ thấp tỉ lệ bệnh tật và tử vong sơ sinh.

Đứng trước tình hình này, là khoa Hồi sức sơ sinh hàng đầu trong cả nước tập thể khoa luôn mong muốn góp phần bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho trẻ em nước ta, nhất là cho các trẻ sơ sinh, một giai đoạn rất quan trọng của cuộc đời.

Với 70 công trình khoa học đã đều hướng tới mục tiêu: 

– Điều tra cơ bản về tình hình sức khỏe và bệnh tật trong cộng đồng ở trẻ em Việt Nam, các bệnh thường gặp, nguy hiểm  và gây tử vong cao ở  trẻ sơ sinh Việt Nam.

– Cập nhật các phương pháp điều trị mới góp phần hạ thấp tỉ lệ mắc bệnh và cải thiện chất lượng sức khỏe cho trẻ em Việt Nam đặc biệt là trẻ sơ sinh.

– Sáng chế, chế tạo các loại phương tiện, máy móc trang thiết bị chuyên khoa phục vụ cho công tác chăm sóc, điều trị các bệnh lý sơ sinh  thường gặp ở Việt Nam với hiệu quả điều trị cao mà giá thành lại rẻ, có thể áp dụng rộng rãi và trang bị cho các tuyến y tế.

Đặc biệt là đã tập trung đầu tư nghiên cứu sâu về lĩnh vực Nhi sơ sinh, góp phần giải quyết các khó khăn của đơn vị của ngành trong lĩnh vực này, góp phần giảm thiểu tỉ lệ tử vong sơ sinh và tỉ lệ bệnh tật tại bệnh viện. Lĩnh vực đã đầu tư nhiều nhất là vấn đề điều trị suy hô hấp, vàng da sơ sinh với mong muốn góp phần phòng tránh biến chứng “vàng nhân não” cho sơ sinh, môt tình trạng còn khá phổ biến ở Việt Nam.

Giáo dục và truyền đạt những kiến thức cơ bản trong thời gian các bà mẹ nằm viện là một mục tiêu mà khoa Hồi sức Cấp cứu Sơ sinh đề ra trong hoạt động của mình vừa là cách tri ân người bệnh. Với mong muốn đó, các bác sĩ đã tham gia: Phổ biến kiến thức trên truyền hình về chủ đề “Chăm sóc trẻ sơ sinh bệnh lý”, phổ biến kiến thức về “Chăm sóc thiết yếu sơ sinh”, tham gia viết tài liệu dành cho cán bộ y tế thôn bản về kiến thức cơ bản trong chăm sóc trước sinh và sau sau sinh. Xuất bản đĩa CD về chăm sóc da trẻ sơ sinh. Bên cạnh công tác khám và điều trị tôi còn tham gia công tác tuyến, xây dựng chuẩn quốc gia về chăm sóc sơ sinh, chăm sóc trẻ mắc bệnh ROP, quy định tuyến điều trị sơ sinh sao cho phù hợp. Chuyển giao các kỹ thuật, cầm tay chỉ việc cho cán bộ y tế tuyến cơ sở của các khoa Nhi, Sơ sinh bệnh viện tuyến Tỉnh ở phía bắc và một số tỉnh miền trung, miền nam . Đào tạo và cấp chứng chỉ cho 85 các giảng viên quốc gia về Hồi sức sơ sinh, đồng thời đào tạo cho hầu hết các cán bộ làm công tác chăm sóc sơ sinh của các Tỉnh phía Bắc có chứng chỉ tham gia khóa học hồi sức sơ sinh

V. Trưởng đơn vị qua các thời kỳ

– 1969 – 1980: BS Hà Thị Tư

– 1980 – 1998: PGS.TS. Tô Thanh Hương

– 1998 – 2016: PGS. TS. BSCC Khu Thị Khánh Dung

– 2016 – Nay: BS. CKII Lê Thị Hà

Thời gian làm việc

  • Hành chính: 7h00 - 16h30 (thứ 2 - 6)
  • Khám & Cấp cứu: 24/24

BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG
ĐI ĐẦU & DẪN ĐẦU

  • Đội ngũ giáo sư, chuyên gia số 1 trong ngành nhi khoa Việt Nam
  • Cơ sở vật chất, thiết bị y tế hiện đại bậc nhất
  • Các công trình nghiên cứu y khoa dẫn đầu ngành
  • Áp dụng Bảo hiểm y tế, bảo hiểm bảo lãnh đầy đủ
  • Chi phí khám chữa bệnh hợp lý nhất
  • Chăm sóc chu đáo, toàn diện cho trẻ em