Nguyễn Tuyết Xương* , Nguyễn Anh Dũng**, Khu Thị Khánh Dung*
* Bệnh viện Nhi Trung ương
** Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
TÓM TẮT
Mục tiêu: Xác định tỷ lệ nghe kém và đặc điểm nghe kém ở trẻ mẫu giáo từ 2 tuổi đến 5 tuổi ở các trường mẫu giáo ở nội thành thành phố Hà Nội. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang, sàng lọc nghe kém trẻ em từ 2 tuổi đến 5 tuổi tại các trường mẫu giáo bằng phương pháp đo âm ốc tai (OAE) tại các trường mẫu giáo công lập ở nội thành Hà Nội. Những trẻ được gợi ý nghe kém qua đo OAE sẽ được đo điện thính thân não (ABR) hoặc đơn âm nhằm xác định tỷ lệ và đặc điểm nghe kém. Kết quả: Trong số 7.191 trẻ được sàng lọc nghe kém có 4,4% trẻ nghe kém, tỷ lệ nghe kém ở trẻ em nam và nữ lần lượt là 4,7% và 4,4%. Nghe kém cả hai tai nghe kém thường gặp nhất chiếm 70,1%. Trong tổng số nghe kém, 45,9% nghe kém mức độ nhẹ, nghe kém mức độ nặng đến sâu chiếm tỷ lệ cao (12,6%). Kết luận: Tỷ lệ nghe kém ở trẻ mẫu giáo ở nội thành Hà Nội là 4,4%. Nghe kém cả hai tai (70,1%) và nghe kém nhẹ (45,9%) là hình thức và mức độ nghe kém thường gặp nhất ở nhóm tuổi này
Từ khóa: trẻ mẫu giáo, nghe kém, đặc điểm nghe kém, Hà Nội
SUMMARY
PREVALENCE AND CHARACTERISTICS OF HEARING LOSS AMONG PRESCHOOL CHILDREN AGED 2 – 5 YEARS OLD IN INNER HANOI
Aim: To indentify the prevalence and characteristics of hearing loss of preschool children aged 2 – 5 years old in inner Hanoi. Methods: A cross-sectional study using Otoacoustic Emissions (OAE) for hearing screening was conducted in pre-primary schools in inner Hanoi. Children were classified as “Refer” will be referred and tested Anditory Brainstem Response (ABR) to confirm hearing loss and assess its characteristics at National Hospital of Pediatrics. Results: 4.4% of hearing loss was found among 7191 preschool children participated in the hearing screening. The prevalence of hearing loss in boys and girls were 4.7%, and 4.0%, respectively. Bilateral hearing loss was highest prevalence among hearing loss children. Mild hearing loss was the most common hearing loss among the prevalent group, accounting for 45.9%. Conclusion: The prevalence of hearing loss among preschool children aged 2-5 years old in inner of Hanoi was 4.4%. Bilateral hearing loss and mild hearing loss were the two most popular characteristics of the hearing loss children, 70.1% and 45.9%, respectively.
Keywords: Preschool children, hearing loss, characteristics of hearing loss, Hanoi
Thông tin tác giả:
Họ và tên: Nguyễn Tuyết Xương
Cơ quan: Bệnh viện Nhi Trung ương
Điện thoại: 0985 285 385
Email: nguyenxuongnhp@yahoo.com
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Nghe kém là hiện tượng giảm một phần hay toàn bộ khả năng cảm nhận về âm thanh [1, 4]. Nghe kém có thể gặp ở mọi lứa tuổi và có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Người bị nghe kém gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống cũng như tạo ra gánh nặng cho gia đình, xã hội và bản thân người bị nghe kém. Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới (TCYTTG), có khoảng 5% dân số, tương đương với 360 triệu người trên toàn thế giới bị nghe kém, trong đó có 32 triệu trẻ em bị vấn đề này. Phần lớn số người này sống ở các nước có thu nhập thấp và trung bình [9]. Việt Nam là nước thuộc khu vực có tỷ lệ nghe kém cao trên thế giới [10], ước tính có khoảng 1,6 triệu người bị nghe kém. Hàng năm có từ 1.200 đến 1.400 trẻ khiếm thính ra đời. Số người bị suy giảm thính lực còn tăng lên do chịu ảnh hưởng của nhiều nguyên nhân khác nhau [2, 3].
Trẻ em lứa tuổi mẫu giáo từ 2 tuổi đến 5 tuổi là lứa tuổi đang phát triển tri thức và hình thành các thói quen, do đó thính giác đóng vai trò hết sức quan trọng giúp trẻ nhận biết và hiểu thế giới xung quanh, từ đó hình thành kiến thức và kỹ năng cần thiết. Nghiên cứu tỷ lệ mắc và các đặc điểm nghe kém ở lứa tuổi này có vai trò quan trọng trong việc cung cấp các bằng chứng khoa học cho các chiến lược dự phòng và can thiệp nghe kém cho nhóm trẻ này [5]. Tuy nhiên, cho đến nay ở Việt Nam chưa có nghiên cứu nào trả lời các câu hỏi trên. Do đó, nghiên cứu này được thực hiện với mục tiêu xác định tỷ lệ nghe kém và các đặc điểm nghe kém ở trẻ mẫu giáo từ 2 tuổi đến 5 tuổi ở các trường mẫu giáo nội thành thành phố Hà Nội.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu
Trẻ em từ 2 tuổi đến 5 tuổi tại các trường mẫu giáo công lập nội thành Hà Nội và đồng ý tham gia vào nghiên cứu
2.1.2 Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 6/2011 đến hết tháng 02/2012
2.1.3 Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả cắt ngang
2.1.4 Cỡ mẫu
2.1.1 Phương pháp thu thập số liệu
Điều tra viên sẽ tiến hành sàng lọc nghe kém ở trẻ em sử dụng phương pháp đo âm ốc tai (OAE) các trẻ tại các trường mẫu giáo đã chọn.
Những trẻ được phân loại nghe kém qua đo âm Ốc tai (Refer) sẽ được đo điện thính thân não (ABR) hoặc đo đơn âm tại Trung tâm Thính học của Bệnh viện Nhi Trung ương để xác định trẻ nghe kém và các đặc điểm nghe kém.
2.1.2 Tiêu chuẩn phân loại mức độ nghe kém
Phân loại mức độ nghe kém như sau:
Bảng 1: Phân loại mức độ nghe kém
<td width=”363″ valign=”top” style=”width:272.4pt;border-top:none;border-left: none;border-bottom:solid black 1.0pt;border-right:solid black 1.0pt; mso-border-top-alt:solid black .5pt;mso-border-left-alt:solid black .5pt; mso-border-alt:solid black .5pt;padding:0in 5.4pt 0in 5.4pt”>Mức nghe bình thường
Tần số (dB) |
Phân loại |
0-20 dB |
|
21-40 dB |
Nghe kém nhẹ |
41-70 dB |
Nghe kém trung bình |
>70 dB |
Nghe kém nặng |
2.1 Quản lý và phân tích số liệu
Số liệu được nhập và xử lý bằng phần mềm SPSS 18.0
2.2 Đạo đức trong nghiên cứu
Đề cương nghiên cứu được Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương thông qua. Gia đình trẻ hoàn toàn đồng ý cho trẻ tham gia vào nghiên cứu trên tinh thần tự nguyện. Việc đo âm ốc tai không đau, không lây bệnh và không gây khó chịu cho trẻ.
III. KẾT QUẢ
3.1 Thông tin về đối tượng nghiên cứu
Bảng 2: Phân bố địa dư, tuổi, giới của đối tượng nghiên cứu
Biến số |
Số lượng |
||
Nam |
Nữ |
Chung |
|
Quận |
|||
Quận Ba Đình |
795 |
729 |
1.524 |
Quận Tây Hồ |
761 |
781 |
1.542 |
Quận Hoàng Mai |
628 |
543 |
1.171 |
Quận Đống Đa |
818 |
684 |
1.452 |
Quận Thanh Xuân |
763 |
689 |
1.502 |
Tuổi |
|||
2 tuổi |
379 |
321 |
700 |
3 tuổi |
872 |
809 |
1.681 |
4 tuổi |
1.249 |
1.138 |
2.387 |
5 tuổi |
1.265 |
1.158 |
2.423 </td> |
Tổng |
3.765 |
3.426 |
7.191 |
Tổng số 7191 trẻ từ 2 tuổi đến 5 tuổi (3.765 nam và 3.426 nữ) thuộc 5 quận nội thành đã được sàng lọc bằng đo âm ốc tai.
3.2 Tỷ lệ nghe kém ở trẻ mẫu giáo từ 2 tuổi đến 5 tuổi
3.2.1 Tỷ lệ nghe kém ở trẻ theo giới
Biểu đồ 1: Tỷ lệ nghe kém ở trẻ mẫu giáo từ 2 tuổi đến 5 tuổi theo giới
Biểu đồ 1 cho thấy tỷ lệ nghe kém ở trẻ mẫu giáo từ 2 tháng đến 5 tuổi ở nội thành Hà Nội là 4,4%, trong đó tỷ lệ nghe kém ở trẻ em nam cao hơn ở trẻ em nữ, 4,7% và 4,0%.
3.2.2 Tỷ lệ nghe kém theo tuổi
Biểu đồ 2: Tỷ lệ nghe kém ở trẻ mẫu giáo theo tuổi
Biểu đồ 2 cho thấy trẻ 2 tuổi có tỷ lệ nghe kém cao nhất là 7,9%, trẻ 4 tuổi có tỷ lệ nghe kém thấp nhất chiếm 3,1%.
3.3 Đặc điểm nghe kém ở trẻ mẫu giáo từ 2 tuổi đến 5 tuổi ở nội thành Hà Nội
3.3.1 Đặc điểm nghe kém theo tai
Bảng 3: Đặc điểm nghe kém từng bên tai
Đặc điểm |
Nam n (%) |
Nữ n (%) |
Chung n (%) |
Chỉ nghe kém tai phải |
22 (12,5) |
19 (13,77) |
41 (13,0) |
Chỉ nghe kém tai trái |
32 (18,18) |
21 (15,22) |
<p align=”center” class=”MsoNormal” style=”margin-top:6.0pt;margin-right:0in; margin-bottom:6.0pt;margin-left:0in;text-align:center;line-height:normal”>53 (16,9) |
Nghe kém cả 2 tai |
122 (69,32) |
98 (71,01) |
220 (70,1) |
Bảng 3 cho thấy nghe kém cả hai tai là nghe kém phổ biến nhất ở trẻ mẫu giáo tại nội thành Hà Nội, chiếm 70,1%, tiếp đến là nghe kém tai trái (16,9%). Chỉ nghe kém tai phải là nghe kém thấp nhất, chỉ 13,0%.
3.3.2 Mức độ nghe kém ở trẻ
Bảng 4: Phân loại mức độ nghe kém của trẻ
Mức độ nghe kém |
Số lượng |
Tỷ lệ (%) |
Nghe kém nhẹ (từ 21 – ≤40 dB) |
144 |
45,9 |
Nghe kém vừa (từ 41- ≤70 dB) |
131 |
41,7 |
Nghe kém nặng đến sâu (≥70dB) |
39 |
12,4 |
Bảng 4 cho thấy nghe kém nhẹ là mức độ nghe kém phổ biến nhất, chiếm gần 46,0% trong tổng số nghe kém, nghe kém nặng đến sâu có tỷ lệ thấp nhất, chỉ 12,4%.
IV. BÀN LUẬN
Đây là nghiên cứu đầu tiên về nghe kém ở lứa tuổi mẫu giáo từ 2 tuổi đến 5 tuổi ở Hà Nội. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ trẻ nghe kém qua đo đơn âm và đo ABR là 4,4%, trong đó trẻ 2 tuổi có tỷ lệ nghe kém cao nhất (7,9%). Trong nghiên cứu này để xác định nghe kém, trẻ được đo hai bước, bước 1 trẻ được sàng lọc nghe kém qua đo âm ốc tai tại cộng đồng, những trẻ được phân loại nghe kém qua đo âm ốc tai OAE được tiếp tục đo thính lực bởi các bác sỹ chuyên khoa tại phòng cách âm tuyệt đối của Trung tâm thính lực, Bệnh viện Nhi trung ương, do đó kết quả của nghiên cứu cho kết quả tin cậy.
Tỷ lệ nghe kém trong nghiên cứu này cao hơn nhiều so với tỷ lệ nghe kém ở trẻ em dưới 15 tuổi trên toàn thế giới là 1,7% và khu vực Châu Á Thái Bình Dương (2,0%) [11]. Nghiên cứu gần đây về sàng lọc nghe kém tại Thượng Hải Trung Quốc ở trẻ lứa tuổi mẫu giáo trước đây đã được phân loại không bị nghe kém trong các chương trình sàng lọc nghe kém trẻ sơ sinh cho thấy tỷ lệ nghe kém ở nhóm trẻ này là 2,08% [8]. Sự khác biệt này có thể giải thích rằng những trẻ sơ sinh bị nghe kém đã được sàng lọc trước đó và không tham gia vào trong nghiên cứu này. Trong nghiên cứu của chúng tôi nhóm trẻ này chưa được sàng lọc nghe kém trước đó, do đó tỷ lệ nghe kém có thể cao hơn khi mà số trẻ sơ sinh bị nghi ngờ nghe ở Việt Nam chiếm tỷ lệ cao tới 3,4% [6]. Tỷ lệ này cao hơn tỷ lệ nghe kém ở học sinh tiểu học tại thành phố Hải Phòng, nơi tỷ lệ học sinh nghe kém là 1,13% [7]. Điều này có thể do những trẻ nghe kém sẽ dần dần không đi học cùng với các trẻ không nghe kém hoặc tham gia các lớp học đặc biệt cho trẻ khiếm thính [2]. Đây có thể là nguyên nhân làm tỷ lệ nghe kém ở nhóm trẻ mẫu giáo 2 tuổi trong nghiên cứu này là cao nhất.
Tỷ lệ nghe kém theo giới ở nghiên cứu này cho kết quả tương tự các nghiên cứu khác trên thế giới, trong đó nghe kém ở trẻ em nam cao hơn so với trẻ em nữ [11]. Nghe kém cả hai tai là hình thức nghe kém phổ biến nhất ở trẻ. Nghiên cứu này cũng cho kết quả tương tự với hơn 70% các trường hợp nghe kém là nghe kém cả hai tai. Trong tổng số trẻ nghe kém nhẹ, nghe kém nhẹ là mức độ phổ biến nhất (45,9%), đán chú ý có tới 12,4% trẻ nghe kém nặng đến sâu (≥70dB). Do đó, nghe kém là vấn đề đáng quan tâm vì những trẻ này cần được can thiệp sớm nhằm giảm thiểu gánh nặng kinh tế và xã hội cho gia đình và bản thân trẻ.
Kết quả của nghiên cứu cho thấy nghe kém ở trẻ em lứa tuổi mẫu giáo đang thực sự là vấn đề y tế công cộng quan trọng cần được quan tâm nghiên cứu ở nước ta. Sàng lọc nghe kém sớm sử dụng các phương pháp hiện đại và chính cũng như các biện pháp can thiệp sớm cho trẻ là thực sự cần thiết trong thời gian tới.
V. KẾT LUẬN
Tỷ lệ nghe kém ở trẻ mẫu giáo từ 2-5 tuổi ở nội thành Hà Nội là khá cao, chiếm 4,4%, trong đó tỷ lệ nghe kém ở nam cao hơn nữ, 4,7% và 4,0%. Trẻ 2 tuổi có tỷ lệ nghe kém cao nhất 7,9%, thấp nhất là trẻ 4 tuổi (3,1%).
Nghe kém cả 2 tai chiếm tỷ lệ cao nhất (70,1%) và nghe kém nhẹ là mức độ nghe kém phổ biến nhất ở nhóm tuổi này chiếm 45,9%. Đáng chú ý nghe kém mức độ nặng đến sâu chiếm tới 12,4% trong tổng số nghe kém.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lưỡng Sỹ Cẩn (1995), Điếc và nghễnh ngãng, một số điểm lịch sử về chuyên môn kỹ thuật, Nội san Tai Mũi Họng Hà Nội.
2. Phạm Khánh Hòa (1995), Điếc và nghễnh ngãng, một số vấn đề cần được xã hội quan tâm, Nội san Tai Mũi Họng.
3. Phạm Kim (1984), Vấn đề phục hồi chức năng cho người điếc Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
4. Ngô Ngọc Liễn (2001), Thính học ứng dụng, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
5. Trần Thị Thiệp (2005), Kinh nghiệm triển khai công tác can thiệp sớm cho trẻ khiếm thính, Kỷ yếu kinh nghiệm công tác phát hiện sớm và can thiệp sơm cho trẻ khuyết tật tại Việt Nam, tr. 83-91.
6. Nguyễn Thu Thủy (2005), Nghiên cứu giảm thính lực ở trẻ sơ sinh bằng đo âm ốc tai sàng lọc, bước đầu thiết lập chương trình can thiệp sớm, phục hồi chức năng cho trẻ khiếm thính Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
7. Ngô Đức Xương (1997), Nghiên cứu tình hình suy giảm thính lực ở học sinh tiểu học Hải Phòng, Đại học Y Hải Phòng, Hải Phòng.
8. Lu J. và các cộng sự. (2011), “Screening for delayed-onset hearing loss in preschool children who previously passed the newborn hearing screening”, Int J Pediatr Otorhinolaryngol, 75(8), tr. 1045-9.
9. WHO (2013), Deafness and hearing loss, WHO Media centre, Geneva, truy cập ngày 31-7-2011, tại trang web http://www.who.int/mediacentre/factsheets/fs300/en/.
10. Steven GA. và các cộng sự. (2011), Global and Regional Hearing Impairment Prevalence, Geneve.
11. WHO (2012), WHO Global Estimate on Prevalence of Hearing Loss: Mortality and Burden of Diseases and Prevention of Blindness and Deafness, WHO press, Geneve.