Y học thường thức – SK&BL Trẻ em
Tìm theo chuyên mục
-
Thời tiết giao mùa: Cẩn trọng với viêm màng não do virus ở trẻ em
Khi thời tiết thay đổi thất thường đặc biệt thời điểm giao mùa sẽ là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn, virus gây bệnh phát triển, trong đó có bệnh viêm màng não do virus. Thời gian vừa qua, Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Nhi Trung ương đã tiếp nhận và điều trị cho nhiều trẻ nhập viện mắc viêm màng não, nguyên nhân chủ yếu là do Enterovirus (hay gọi tắt là EV). Xem tiếp
-
Gặp lại những em bé được hồi sinh kỳ diệu nhờ ghép gan – một trong những phẫu thuật phức tạp hàng đầu về ghép tạng
Ghép gan trẻ em là một trong những kỹ thuật khó bậc nhất của ghép tạng, đòi hỏi khắt khe về chuyên môn. Với 66 ca ghép gan cho trẻ em, trong đó có 48 ca tự chủ hoàn toàn về kỹ thuật, Bệnh viện Nhi Trung ương hiện là đơn vị có số ca ghép gan nhi nhiều nhất tại Việt Nam. Có nhiều ca bệnh lý phức tạp như: ghép gan bất đồng nhóm máu, bệnh lý di truyền, đặc biệt là ghép gan cho bệnh nhi có cân nặng thấp,… đã được thực hiện thành công. Xem tiếp
-
Ngày Sức khỏe tâm thần thế giới năm 2024: Ưu tiên sức khỏe tâm thần tại nơi làm việc
ngày sức khỏe tâm thần thế giới, nhân viên y tế, sức khỏe tâm thần, ưu tiên sức khỏe tinh thần 477 09/10/2024Từ năm 1992, ngày 10/10 hàng năm được Liên đoàn Sức khỏe Tâm thần thế giới lựa chọn là Ngày Sức khỏe tâm thần thế giới (World Mental Health Day), nhằm giáo dục, nâng cao nhận thức và ủng hộ sự nghiệp chăm sóc sức khỏe tâm thần toàn dân. Năm 2024, chủ đề được chọn để phát động là “Ưu tiên sức khỏe tâm thần tại nơi làm việc”. Xem tiếp
-
Hướng dẫn cách xử trí bộ phận vô trùng bị nhiễm bẩn khi lọc màng bụng tại nhà cho trẻ suy thận mạn giai đoạn cuối
308 05/10/2024Lọc màng bụng (LMB) là một phương pháp điều trị thay thế thận tại nhà thường được áp dụng cho trẻ em bị suy thận mạn giai đoạn cuối vì tính đơn giản, thuận tiện. Phương pháp này người bệnh có thể tự thực hiện tại nhà đảm bảo được nhu cầu học tập đến trường của trẻ, bố mẹ chủ động về thời gian nên vẫn duy trì được công việc làm, hiệu quả lọc tốt. Bên cạnh các ưu điểm thì biến chứng thường gặp và là nguyên nhân chính gây thất bại của phương pháp lọc màng bụng là viêm phúc mạc. Việc xử trí đúng tại nhà của gia đình người bệnh khi các bộ phận vô trùng bị nhiễm bẩn sẽ góp phần giảm đáng kể tỷ lệ viêm phúc mạc, hạn chế thời gian nằm viện. Do đó, thường xuyên cập nhật kiến thức xử trí khi bộ phận vô trùng bị nhiễm bẩn đối với gia đình người bệnh là vô cùng cần thiết. Xem tiếp
-
Nối búp ngón tay đứt rời cho bé gái bị kẹp tay vào cửa – Bác sĩ hướng dẫn cách bảo quản chi thể đứt rời đúng cách
Trẻ nhỏ thường hiếu động, chạy nhảy, tò mò khám phá môi trường sống xung quanh. Tuy nhiên, trẻ lại chưa có ý thức và kỹ năng để phòng tránh rủi ro có thể xảy ra nên rất dễ gặp tai nạn, trong đó kẹp ngón tay là tại nạn thương tích rất hay gặp. Vừa qua, các y bác sĩ khoa Chỉnh hình - Bệnh viện Nhi Trung ương đã tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho bé gái (3 tuổi, ở Hà Nội) nhập viện trong tình trạng búp ngón tay bị đứt lìa do bị kẹp tay vào cửa. Xem tiếp
-
Hưởng ứng Ngày Thế giới phòng chống bệnh dại 2024: “Chung tay phá vỡ rào cản – phòng chống bệnh dại”
318 28/09/2024Bệnh dại là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi rút dại gây ra, bệnh lây truyền từ động vật sang người qua vết cắn, vết thương, vết cào, liếm của động vật (thường là chó, mèo). Bệnh thường lưu hành ở các nước thuộc khu vực châu Á và châu Phi. Tại Việt Nam, bệnh dại lưu hành ở nhiều địa phươngvới nguồn truyền bệnh chính là chó. Xem tiếp
-
XOA BÓP BẤM HUYỆT KẾT HỢP CHĂM SÓC – THỰC DƯỠNG ĐIỀU TRỊ TÁO BÓN TRẺ EM
Táo bón là tình trạng không hiếm gặp ở trẻ em, chiếm đến 5% số lần thăm khám nhi khoa, trong đó 95% các trường hợp táo bón ở trẻ em là táo bón chức năng, không phải do thực tổn. Táo bón báo hiệu hệ tiêu hóa của trẻ không mạnh khỏe, lâu ngày sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Xem tiếp
-
Hướng dẫn sử dụng và theo dõi bình dẫn lưu kín
396 24/09/2024Hệ thống dẫn lưu kín bao gồm ống dẫn lưu được đặt từ các khoang ngực hoặc trung thất của người bệnh nhằm mục đích dẫn khí hoặc máu, dịch bất thường ra ngoài cơ thể của người bệnh vào một hệ thống bình kín có áp lực hút, giúp tránh nguy cơ tràn khí/dịch trong các khoang này. Để đảm bảo hệ thống kín và áp lực hút liên tục, ống dẫn lưu sẽ được nối với một máy hút áp lực âm liên tục hoặc vào bình dẫn lưu kín. Xem tiếp