Y học thường thức
Tìm theo chuyên mục
-
Cứu cánh tay trái dập nát cho bé trai 19 tháng tuổi bị tai nạn ô tô
1.870 06/05/2019Trong lúc gia đình không để ý, một bé trai 19 tháng tuổi chập chững đi ra đường và không may bị xe tải tông vào. Vụ tai nạn khiến bé chấn thương nặng với cánh tay trái gần như dập nát hoàn toàn. May mắn, cháu bé đã được đưa đến Bệnh viện Nhi Trung ương kịp thời. Qua 2 lần phẫu thuật, các bác sĩ chuyên khoa Chỉnh hình Nhi đã bảo tồn được cánh tay cho bé. Xem tiếp
-
Hướng dẫn cách nhận biết và xử trí bệnh viêm tiểu phế quản ở trẻ nhỏ
3.494 26/04/2019Viêm tiểu phế quản là bệnh lý viêm nhiễm cấp tính các phế quản cỡ nhỏ và trung bình do virus gây nên. Bệnh xảy ra quanh năn, rất hay gặp và dễ mắc lại ở trẻ nhỏ trong 2 năm đầu đời. Phát hiện sớm bệnh và điều trị kịp thời sẽ cho kết quả tốt, trái lại chẩn đoán muộn có thể khiến bệnh tình nặng lên, gây biến chứng nguy hiểm như suy hô hấp, thậm chí là tử vong. Xem tiếp
-
Chủ động phòng bệnh viêm màng não trong mùa hè
2.070 25/04/2019Do đặc điểm thời tiết khí hậu ở nước ta, từ xuân sang hè, nhiều bệnh dịch phát triển ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của cộng đồng. Để làm tốt công tác phòng chống dịch bệnh, chúng ta cần tích cực và chủ động hơn nữa trong công tác phòng, chống các dịch bệnh mùa hè Xem tiếp
-
Phẫu thuật khối u bạch huyết khổng lồ cho bé trai 20 tháng tuổi.
4.265 08/04/2019Bé trai sinh ra khỏe mạnh nhưng một bên đùi trái có khối u to chiếm toàn bộ mặt sau, ngoài đùi. Các bác sĩ bệnh viện địa phương chẩn đoán cháu mắc khối u bạch huyết và chỉ định điều trị nội khoa (tiêm xơ) cho bé. Sau 10 tháng điều trị nhưng bệnh tình không tiến triển, bé được gia đình đưa đến khám tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Sau thăm khám, các bác sĩ quyết định phẫu thuật cắt bỏ khối u 16 x 17cm khỏi cơ thể cháu bé. Ca mổ đã hoàn thành sau 3 giờ đồng hồ. Xem tiếp
-
Hướng dẫn chăm sóc trẻ bị viêm tai giữa
24.879 08/04/2019Viêm tai giữa là tình trạng nhiễm trùng trong tai giữa. Có nhiều loại viêm tai giữa: Cấp, bán cấp, mãn tính.Viêm tai giữa ở trẻ em nếu không phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây ra những biến chứng cực kì nguy hiểm và khó khắc phục như viêm màng não, áp xe não, gây liệt dây thần kinh số 7. Lâu dài trẻ bị nghe kém, nhất là từ khi chưa phát triển lời nói, sẽ dẫn đến rối loạn ngôn ngữ (nói ngọng, nói không rõ âm, từ…) làm giảm sút nghiêm trọng chất lượng giao tiếp xã hội sau này của trẻ. Xem tiếp
-
Các hoạt động hỗ trợ giao tiếp cho trẻ tự kỷ
3.406 02/04/2019Giao tiếp là một quá trình được xây dựng dựa trên các kỹ năng nối tiếp nhau. Nền móng của ngôi nhà giao tiếp là kỹ năng năng tập trung chú ý. Đây là kỹ năng quan trọng nhất. Sau đó, các kỹ năng hiểu quan hệ nhân quả, giao tiếp mắt, bắt chước, lắng nghe lần lượt là những viên gạch xây dựng cho trẻ một sự hiểu biết, từ đó trẻ biết sử dụng các cử chỉ điệu bộ và tiến tới việc giao tiếp bằng lời nói và hội thoại. Cha mẹ cần lưu ý tới thứ tự các kỹ năng khi dạy giao tiếp cho trẻ tự kỷ. Tất cả các kỹ năng đều phát triển dần theo thời gian và liên quan đến nhau, không có kỹ năng nào phát triển lập. Xem tiếp
-
Hành trình 5 năm tìm lại cuộc sống toàn vẹn cho con trai mắc chứng tự kỷ
2.368 27/03/2019Cậu bé Nhật (8 tuổi, Hà Nội) là con trai thứ 2 của chị Hằng. Nhìn bé trai với gương mặt khôi ngô, hoạt bát đang ngồi tính nhẩm nhoay nhoáy các phép tính cộng phức tạp, không ai nghĩ cháu là một đứa trẻ mắc chứng tự kỷ và đang trên con đường hòa nhập với cộng đồng. Từng thấy đất trời bỗng nhiên sụp đổ dưới chân khi nhận ra con mình mắc bệnh, từng xót xa như xát muối vào lòng khi nhận được lời khuyên đưa con vào Trung tâm dành cho trẻ khuyết tật, nhưng chính những lời động viên của bác sĩ đã kéo chị Hằng ra khỏi hố sâu tuyệt vọng, tiếp thêm nghị lực cho chị chiến thắng trong hành trình đưa con trở về thế giới của trẻ bình thường. Xem tiếp
-
Nguyên nhân, cơ chế, cách nhận biết và phòng tránh bệnh sán lợn
4.962 21/03/2019Bệnh ấu trùng sán lợn hay bệnh lợn gạo là bệnh truyền nhiễm ở mô gây ra bởi ấu trùng (cysticercus) sán dây lợn (Taeniasolium). Người nhiễm bệnh có thể có rất ít hoặc không có triệu chứng trong nhiều năm. Xem tiếp