Trang chủ » Hoạt động Bệnh viện » Bệnh viện Nhi Trung ương phối hợp cùng Chương trình Chống lao Quốc gia tập huấn quy trình sàng lọc, chẩn đoán và điều trị lao trẻ em

Bệnh viện Nhi Trung ương phối hợp cùng Chương trình Chống lao Quốc gia tập huấn quy trình sàng lọc, chẩn đoán và điều trị lao trẻ em

Theo thống kê của Tổ chức y tế Thế giới, lao là một trong số 10 bệnh truyền nhiễm gây tử vong hàng đầu. Năm 2019, trên toàn thế giới có khoảng 10 triệu người mắc bệnh lao, 1,2 triệu người tử vong liên quan đến bệnh lao, khoảng 2/3 số lao trẻ em trên toàn thế giới không được chẩn đoán và điều trị. Việt Nam là quốc gia có số ca mắc và tử vong do bệnh lao cao. Năm 2020, TCYTTG ước tính Việt nam có khoảng 172.000 người mắc bệnh lao, tỷ lệ mắc bệnh lao là 176/100.000 dân. Trên 80% bệnh nhân mắc bệnh lao là do cơ chế tái hoạt động nội lai, có nghĩa là phát triển từ lao tiềm ẩn có từ trước.

Chiều ngày 3/6/2022, Bệnh viện Nhi Trung ương đã phối hợp Chương trình Chống lao Quốc gia tổ chức lớp tập huấn quy trình sàng lọc, chẩn đoán và điều trị lao Trẻ em cho các bác sĩ tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Đây là chương trình nhằm mở rộng phối hợp Y tế Công – Tư góp phần thực hiện mục tiêu chấm dứt bệnh lao vào năm 2030 tại Việt Nam. Bệnh viện Nhi Trung ương là 1 trong những bệnh viện được Tổ chức FIT và Chương trình Chống lao Quốc gia tài trợ Dự án phối hợp y tế công – tư theo mô hình 5 (PPM Model 5).

Tham dự buổi tập huấn về phía Bệnh viện Nhi Trung ương có TS.Phan Hữu Phúc – Viện trưởng Viện Đào tạo và Nghiên cứu Sức khoẻ Trẻ em, cùng đại diện các bác sỹ điều dưỡng từ các Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Trung tâm Hô hấp, khoa vi sinh Bệnh viện Nhi Trung ương. Về phía đại diện CTCLQG có TS.BS Nguyễn Đình Tuấn – Ban điều hành CTCLQG, Trưởng phòng chỉ đạo chương trình – Bệnh viện Phổi Trung ương, cùng các chuyên gia đến từ Bệnh viện Phổi Trung ương và đại diện Tổ chức FIT.

TS.BS Nguyễn Đình Tuấn, Trưởng phòng chỉ đạo chương trình – Bệnh viện Phổi Trung ương trình bày nội dung “Tổng quan bệnh lao trên thế giới và Việt Nam”.

Tổ chức Friends for International Tuberculosis Relief (FIT) là một tổ chức phi chính phủ của Đức, hoạt động trên lĩnh vực phòng và chống bệnh lao, đặc biệt trong việc chủ động tìm kiếm ca bệnh. Hiện tại, FIT đang triển khai nhiều dự án y tế với Chương trình chống lao Quốc gia, Bộ Y tế như: PCPS, ZTV, SWEEP-TB, PCPS 2, PPM Model 5…

Bệnh viện Phổi Trung ương – Chương trình Chống lao Quốc gia phối hợp Tổ chức (FIT) triển khai các hoạt động tăng cường cam kết của cơ sở y tế tư nhân trong báo cáo ca bệnh lao được chẩn đoán và điều trị (PPM mô hình 5) được Quỹ Toàn cầu hỗ trợ và triển khai tại một số bệnh viện, trong đó có Bệnh viện Nhi Trung ương.

Mô hình phối hợp y tế công – tư (PPM) nhằm khuyến khích các phòng khám tư nhân cũng như các bệnh viện, phòng khám công lập ngoài chương trình lao chuyển người có dấu hiệu nghi lao đến các cơ sở chống lao để phối hợp chẩn đoán và điều trị. Việc kết hợp y tế công – tư trong công tác chống lao là một trong những yếu tố quan trọng để tiến đến mục tiêu thanh toán bệnh lao vào năm 2030.

Ths Nguyễn Thị Hằng Trưởng khoa Nhi, BV Phổi TW trình bày chẩn đoán và điều trị lao trẻ em – Thảo luận một số ca bệnh lao trẻ em

Tại lớp tập huấn, các đại biểu lần lượt được các chuyên gia đến từ Bệnh viện Phổi Trung ương phổ biến các kiến thức về: Tổng quan bệnh lao trên thế giới và Việt Nam; Chẩn đoán và điều trị lao trẻ em và Thảo luận một số ca bệnh lao trẻ em; Giới thiệu và cập nhật kỹ thuật xét nghiệm vi sinh trong chẩn đoán bệnh lao trẻ em; Định hướng của TCYTTG và CTCLQG; Nội dung về quy trình sàng lọc, phối hợp, chuyển tuyến BN lao trẻ em tại Bệnh viện Nhi Trung ương.

PGS. Nguyễn Văn Hưng- Trưởng khoa Vi sinh và Labo Lao, Bệnh viện Phổi Trung – Trưởng Đơn vị LAB CTCLQG – Giới thiệu và cập nhật kỹ thuật xét nghiệm vi sinh trong chẩn đoán bệnh lao trẻ em Định hướng của TCYTTG và CTCLQG.

Bệnh lao là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. TCYTTG ước tính số ca lao trẻ em mới mắc hàng năm ở các nước có gánh nặng bệnh lao cao như Việt Nam chiếm khoảng 10%-11% tổng số lao mắc mới. Theo cách ước tính như vây, mỗi năm nước ta có tới 13 nghìn trẻ em mắc bệnh lao mới cần phải điều trị. Trong các thể lao ở trẻ em, 80% chủ yếu là lao phổi AFB âm tính. Trong khi đó, mỗi năm chương trình Chống lao Quốc gia mới chỉ phát hiện và quản lí điều trị được 10-13% số ca trẻ em mắc lao mới. Trong số bệnh nhân lao trẻ em phát hiện được ở nước ta chủ yếu là lao ngoài phổi, trong đó, lao hạch ngoại biên chiếm đa số. Những dấu hiệu điển hình khi trẻ bị bệnh lao:Trẻ bị sốt; Sụt cân, chán ăn; Ho kéo dài; Cơ thể mệt mỏi, kém phát triển; Ớn lạnh; Viêm tuyến…

Hiện nay, chẩn đoán bệnh lao ở trẻ em còn gặp nhiều khó khăn do triệu chứng không đặc trưng và các xét nghiệm cận lâm sàng phát hiện vi khuẩn lao với tỷ lệ thấp. Điều trị trẻ bị bệnh lao cần được tiến hành đúng phác đồ điều trị và càng sớm càng tốt.

Tiêm vắc xin phòng lao BCG là cách tốt nhất để bảo vệ trẻ

Nhằm góp phần thực hiện mục tiêu chấm dứt bệnh lao vào năm 2030, việc tập trung, huy động mọi nguồn lực cho công tác phòng, chống lao và tăng cường phối hợp y tế công – tư nhân trong phát hiện, chẩn đoán và quản lý điều trị bệnh nhân lao, lao tiềm ẩn trong cộng đồng bằng triển khai thực hiện Chiến lược 2X (X quang phổi sàng lọc và xét nghiệm Xpert để khẳng định) và áp dụng các thuốc mới, phác đồ mới điều trị lao đa kháng, lao siêu kháng là một trong những giải pháp quan trọng và có tính quyết định trong tiến trình nhằm đạt được mục tiêu chấm dứt bệnh lao vào năm 2030.

Tại lớp tập huấn, đại diện Tổ chức FIT cũng đã trình bày cụ thể những nội dung hoạt động của dự án “Hỗ trợ hoạt động Chương trình Chống lao” tại Bệnh viện Nhi Trung ương để nhân viên y tế nắm rõ quy trình sàng lọc, phối hợp, chuyển tuyến bệnh nhân lao trẻ em tại Bệnh viện Nhi Trung ương.

Đại diện tổ chức FIT – Trình bày Nội dung về quy trình sàng lọc, phối hợp, chuyển tuyến BN lao trẻ em tại BV Nhi TW

Cũng tại lớp tập huấn các cũng được nghe các ý kiến thảo luận từ các đại biểu đến tham dự về những vướng mắc trong việc tham gia dự án và triển khai dự án và được CTCLQG, đại diện Tổ chức FIT giải đáp những thắc mắc án nhằm tăng cường phát hiện, chẩn đoán và điều trị bệnh lao góp phần thực hiện mục tiêu chấm dứt bệnh lao vào năm 2030.

Vy Hiếu – Phòng Thông tin điện tử
Ảnh: Lê Hiếu

Chuyên mục: Hoạt động Bệnh viện

Bài viết liên quan

Thời gian làm việc

  • Hành chính: 7h00 - 16h30 (thứ 2 - 6)
  • Khám & Cấp cứu: 24/24

BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG
ĐI ĐẦU & DẪN ĐẦU

  • Đội ngũ giáo sư, chuyên gia số 1 trong ngành nhi khoa Việt Nam
  • Cơ sở vật chất, thiết bị y tế hiện đại bậc nhất
  • Các công trình nghiên cứu y khoa dẫn đầu ngành
  • Áp dụng Bảo hiểm y tế, bảo hiểm bảo lãnh đầy đủ
  • Chi phí khám chữa bệnh hợp lý nhất
  • Chăm sóc chu đáo, toàn diện cho trẻ em