Trang chủ » Y học thường thức - SK&BL Trẻ em » Y học thường thức » Cập nhật diễn biến bệnh sởi và các biện pháp chủ động ứng phó tại Bệnh viện Nhi Trung ương

Cập nhật diễn biến bệnh sởi và các biện pháp chủ động ứng phó tại Bệnh viện Nhi Trung ương

Tại Bệnh viện Nhi Trung ương, tính từ năm 2024 đến hết 3 tháng đầu năm 2025 đã có tổng 3.799 xét nghiệm sởi dương tính (xét nghiệm bằng phương pháp PCR và IGM). Trong đó, có 2.690 ca bệnh phải nhập viện điều trị. Số ca bệnh sởi từ tháng 01/2025 đến hết ngày 26/3/2025 là 1.894 ca, cao gần gấp đôi so với tổng số ca mắc của cả năm 2024 (796 ca dương tính).

Một số bệnh nhi mắc sởi đang được điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương.

Trước diễn biến các ca mắc bệnh sởi có xu hướng tăng nhanh, Bệnh viện Nhi Trung ương đã nhanh chóng báo cáo, cập nhật các ca bệnh sởi đến Bộ Y tế và các cơ sở y tế liên quan. Đồng thời, Bệnh viện xây dựng kế hoạch ứng phó với tình hình ca bệnh gia tăng, ban hành văn bản thống nhất chỉ đạo, điều hành và triển khai thực hiện trong toàn Bệnh viện.

1. Xây dựng lưu đồ tiếp nhận và khám sàng lọc sởi 

Bệnh viện tổ chức sàng lọc, phát hiện kịp thời các trường hợp nghi ngờ hoặc mắc sởi ngay tại khu vực tiếp nhận ban đầu, sau đó phân luồng và bố trí khu vực khám, xét nghiệm xác định căn nguyên dành riêng cho trẻ nghi ngờ/mắc sởi.

2. Tổ chức phòng cách ly, điều trị bệnh nhi nhiễm sởi; kiểm soát chặt chẽ nhiễm khuẩn trong Bệnh viện

Bệnh viện Nhi Trung ương dành riêng Trung tâm Bệnh Nhiệt đới làm nơi điều trị, cách ly các trường hợp mắc sởi, nhằm hạn chế tối đa lây nhiễm chéo.

Bệnh viện tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc phòng ngừa chuẩn của Bộ Y tế, đảm bảo phòng bệnh thông thoáng, khoảng cách giữa các giường bệnh phù hợp, theo quy định. Bệnh nhi được đảm bảo mỗi trẻ một giường bệnh, không phải nằm ghép. Nhân viên y tế tuân thủ đeo khẩu trang, sát khuẩn tay, sát khuẩn bề mặt trong bệnh phòng.

Các trường hợp mắc sởi trong Bệnh viện được cập nhật lên hệ thống; các đối tượng phơi nhiễm cũng được theo dõi và quản lý để đề phòng chuyển từ phơi nhiễm thành mắc sởi.

Các bệnh nhi mắc sởi được điều trị và chăm sóc tại khu vực riêng, hạn chế tối đa lây nhiễm chéo

Tại các phòng điều trị, mỗi bệnh nhi được bố trí một giường riêng, không nằm ghép

3. Bệnh viện xây dựng tiêu chuẩn nhập viện và chuyển tuyến dưới đối với người bệnh mắc sởi

4. Cập nhật phác đồ chẩn đoán và điều trị bệnh sởi

Dựa trên việc tổng hợp các số liệu về dịch tễ học, lâm sàng và các kết quả điều trị thực tế, Bệnh viện Nhi Trung ương đã chủ động xây dựng và cập nhật phác đồ điều trị theo mức độ nặng, nhẹ của bệnh, giúp mang lại hiệu quả cao và rút ngắn thời gian điều trị, đồng thời phát hiện sớm biến chứng và các dấu hiệu chuyển nặng, can thiệp y tế và hỗ trợ điều trị kịp thời (IVIG, lọc máu, ECMO, thở máy…).

Các bệnh nhi được điều trị và chăm sóc theo đúng phác đồ, phát hiện sớm biến chứng và các dấu hiệu chuyển nặng để can thiệp y tế và hỗ trợ điều trị kịp thời

5. Triển khai tư vấn, tiêm vắc xin cho người bệnh khám, điều trị tại Bệnh viện và cộng đồng

Các đơn vị lâm sàng tích cực phối hợp với khoa Dự phòng và kiểm soát nhiễm khuẩn của Bệnh viện rà soát, chỉ định tiêm chủng vắc xin sởi cho bệnh nhi nội trú từ 6 tháng tuổi trở lên và đủ điều kiện tiêm chủng.

Phòng khám, tư vấn tiêm chủng Bệnh viện Nhi Trung ương tư vấn, tiêm vắc xin sởi đơn hoặc vắc xin MMR cho cả trẻ em và người lớn.

Bệnh viện triển khai tư vấn, tiêm vắc xin sởi cho người bệnh khám, điều trị tại Bệnh viện và cộng đồng

6. Tăng cường truyền thông, nâng cao nhận thức của cộng đồng về bệnh sởi và hỗ trợ các bệnh viện tuyến dưới

Bệnh viện tăng cường truyền thông, nâng cao nhận thức của cộng đồng về bệnh sởi và vai trò của vắc xin phòng sởi qua nhiều hình thức như: bài viết, infographic, livestream.

Livestream về bệnh sởi ở trẻ em

Bên cạnh đó, Bệnh viện Nhi Trung ương tổ chức tập huấn, hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh sởi cho các y bác sĩ trong Bệnh viện và bệnh viện tuyến dưới; đồng thời phối hợp phân loại, chuyển tuyến dưới điều trị những trường hợp bệnh nhi đủ điều kiện.

Sinh hoạt khoa học về cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh sởi

Nhờ có sự chủ động và kịp thời ứng phó trước diễn biến của bệnh sởi, các trường hợp mắc sởi, nghi mắc sởi đến Bệnh viện được phân luồng, sàng lọc đúng quy chuẩn; tuân thủ tốt việc kiểm soát nhiễm khuẩn. Vì vậy, tỷ lệ lây nhiễm chéo trong Bệnh viện rất thấp. Tỷ lệ tử vong do sởi tại Bệnh viện Nhi Trung ương ở mức dưới 1%.

Phòng Thông tin điện tử – Viện ĐT&NCSKTE

Chuyên mục: Y học thường thức

Bài viết liên quan

Thời gian làm việc

  • Hành chính: 7h00 - 16h30 (thứ 2 - 6)
  • Khám & Cấp cứu: 24/24

BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG
ĐI ĐẦU & DẪN ĐẦU

  • Đội ngũ giáo sư, chuyên gia số 1 trong ngành nhi khoa Việt Nam
  • Cơ sở vật chất, thiết bị y tế hiện đại bậc nhất
  • Các công trình nghiên cứu y khoa dẫn đầu ngành
  • Áp dụng Bảo hiểm y tế, bảo hiểm bảo lãnh đầy đủ
  • Chi phí khám chữa bệnh hợp lý nhất
  • Chăm sóc chu đáo, toàn diện cho trẻ em
Thông tin hữu ích khác