Trang chủ » Y học thường thức - SK&BL Trẻ em » Y học thường thức » Chăm sóc trẻ sơ sinh bị sốt

Chăm sóc trẻ sơ sinh bị sốt

Sốt là tình trạng tăng thân nhiệt quá giới hạn bình thường của mỗi cá thể, trong điều kiện cơ thể nghỉ ngơi.

Nhiệt độ trung tâm cơ thể bình thường :36,5- 37,40. Trẻ sốt khi nhiệt độ cơ thể ≥37,50

Sốt là phản ứng của cơ thể: tăng tạo nhiệt và giữ nhiệt. Các mao mạch ngoại vi co lại để giữ nhiệt làm cho trẻ thấy rét, muốn mặc ấm. Cơ co tăng tạo nhiệt làm cho trẻ run rẩy. Khi hết sốt: ngưỡng thân nhiệt hạ xuống, quá trình ngược lại xảy ra (giãn mạch, hết run, và mồ hôi và thân nhiệt trở về bình thường.

  1. Các nguyên nhân gây sốt:

1.1.         Nguyên nhân gây sốt ở trẻ sơ sinh:

  • Do vi khuẩn
  • Do virut.

1.2 Các nguyên nhân sốt do không nhiễm trùng:

  • Do môi trường: Trẻ có thể bị sốt nhẹ, quấy khóc, khó ngủ, chán ăn, chảy nước miếng.
  • Do tiêm chủng : Trẻ có thể bị sốt nhẹ sau khi tiêm chủng.
  • Do mặc quá nhiều quần áo
  1. Các biểu hiện khi sốt và mức độ sốt:

* Mức độ sốt : Dựa vào thân nhiệt đo hậu môn:

  • Sốt nhẹ : 38 – 390C
  • Sốt vừa :39 – 400C
  • Sốt cao > 400C

Nhiệt độ nách thường thấp hơn nhiệt độ hậu môn 0,5 0.

* Biểu hiện toàn thân: mệt mỏi, nhức đầu, đau cơ, quấy, khóc

* Dấu hiệu mất nước: Môi khô, tiểu ít hơn bình thường

* Rối loạn tiêu hóa: Chán ăn, buồn nôn…

* Các biến chứng do sốt cao: Co giật (thường xảy ra khi ≥ 390C). Rối loạn vận mạch, shock (nổi vân tím, lạnh tay chân)

  1. Nguyên tắc điều trị :
  • Điều trị nguyên nhân gây ra sốt.
  • Điều trị triệu chứng: hạ sốt an toàn tránh tai biến do sốt co giật
  • Dùng thuốc hạ sốt khi trẻ sốt cao từ 380C trở lên Paracetamol.
  • Phát hiện sớm các biến chứng do sốt: trụy mạch, mất nước……..
  1. Chăm sóc:

5.1. Các phương pháp đo thân nhiệt

* Dụng cụ đo thân nhiệt: Chú ý cách sử dụng

  • Nhiệt kế thủy ngân
  • Nhiệt kế điện tử

* Các vị trí đo thân nhiệt”

  • Hậu môn
  • Miệng
  • Nách
  • Tai

* Đô nhiệt độ ở nách:

  • Lau khô vùng nách, vệ sinh nhiệt kế
  • Đặt đầu nhiệt kế vào giữa hõm nách. Đọc kết quả sau 10 phút (NK Thủy ngân)
  • Nhiệt độ bằng hoặc trên 37,20C được coi là sốt

* Đo nhiệt độ ở miệng

  • Không ăn uống ít nhất 10 phút trước khi cặp nhiệt độ
  • Đặt đầu nhiệt kế dưới lưỡi, với trẻ nhỏ ở góc má, ngậm miệng lại nhẹ nhàng (tránh không cắn phải nhiệt kế ). Đọc kết quả sau 5 phút
  • Nhiệt độ bằng hoặc trên 37,50C được coi là sốt

* Đo nhiệt độ đường hậu môn (Nhiệt độ trực tràng):

  • Cặp nhiệt độ được đặt vào ống trực tràng cẩn thận vì có thể làm tổn thương hậu môn hoặc ống trực tràng ở trẻ nhỏ.
  • Đọc kết quả sau 5 phút ( NK Thủy ngân )
  • Nhiệt độ đo được bằng hoặc trên 37,50 C được xem là sốt

5.2. Hạ sốt

  • Tránh để sốt cao gây ra các biến chứng do sốt, giữ thân nhiệt trẻ vào khoảng từ 36,50C –37,40C

5.2.1. Các biện pháp chăm sóc hạ sốt không dùng thuốc

  • Cởi bớt quần áo trẻ (mặc quần áo nhẹ mỏng)
  • Nằm phòng thoáng (nhiệt độ phòng vào khoảng 28-300C). Tránh ủ kín trẻ.
  • Cho trẻ bú nhiều, hoặc ăn từ từ ít một khi trẻ đang sốt.
  • Chỉ truyền dịch khi trẻ không uống được hoặc bệnh nặng
  • Chườm ấm bằng nước ấm khoảng 370. Lấy khăn ướt đắp lên các vị trí: trán, nách,bẹn hoặc chườm vuốt. Lau cho trẻ bằng khăn ướt từ trán đến nách vuốt từ mặt trong cánh tay, cẳng tay và lòng bàn tay. Sau đó vuốt từ bẹn đến mắt cá chân từ trong đùi xuống bắp chân và lòng bàn chân, tiếp tục chườm vuốt từ gáy dọc xuống mông, lật khăn và nhúng nước liên tục
  • Trong khi chườm ấm kiểm tra nhiệt độ của trẻ 20 phút/ lần
  • Kiểm tra nhiệt độ của nước, cho thêm nước nóng vào nếu thấy nước không còn ấm
  • Ngừng lau khi thấy nhiệt độ xuống dưới 380, sau khi đã lauchườm 30 phút hoặc trong khi chườm thấy trẻ rét run, lau khô và mặc quần áo mỏng cho trẻ

5.2.2 Thuốc hạ sốt

Dùng khi trẻ sốt cao từ 38,50C trở lên: Paracetamol

  • Thường dùng : uống, đặt hậu môn
  • Liều lượng trung bình : 10-15mg/kg/lần
  • Có thể dùng lại cách mỗi 4-6 giờ, tối đa 60 mg/kg/24 giờ
  • Cần đề phòng ngộ độc Paracetamol : có thể gây ngộ độc cho trẻ, làm hủy hoại tế bào gan, gây tăng men gan, hôn mê gan.
  • Trẻ có nguy cơ ngộ độc Paracetamol khi dùng Paracetamol 30mg/kg/lần hoặc 60mg/kg/24 giờ hoặc dùng liều cao kéo dài

*Các thuốc hạ sốt khác Ibuprofen, Aspirin

  • Theo dõi:

Theo dõi than nhiệt : Lấy thân nhiệt mỗi 1- 2 giờ khi trẻ còn sốt cao, lên kế hoạch đo thân nhiệt cho trẻ trong ngày tùy bệnh lý của trẻ.

6.Phòng bệnh

  • Tăng cường sức đề kháng cho trẻ
  • Cho trẻ bú mẹ đầy đủ, trẻ bắt đầu ăn dặm thì nên bổ sung thêm nhiều rau, hoa quả, cho trẻ ăn chín, thức ăn đảm bảo vệ sinh
  • Dự phòng lây nhiễm vi khuẩn

+ Phòng ở thoáng, sạch , tránh gió lùa

+ Rửa tay trước và sau khi tiếp xúc với trẻ

+ Trẻ nhỏ phải được giữ tai khô và sạch để tránh viêm tai giữa

+ Vệ sinh thân thể chăm sóc da hằng ngày cho trẻ đồ dùng chăm sóc, cốc, thìa, bình sữa, quần áo, tã phải sạch vô trùng

  • Tất cả trẻ em cần được tiêm chủng theo lịch tiêm chủng quốc gia
  • Phòng tránh mất nước và vấn đề dinh dưỡng cho trẻ

 

Khoa Sơ sinh

 

Chuyên mục: Y học thường thức

Bài viết liên quan

Thời gian làm việc

  • Hành chính: 7h00 - 16h30 (thứ 2 - 6)
  • Khám & Cấp cứu: 24/24

BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG
ĐI ĐẦU & DẪN ĐẦU

  • Đội ngũ giáo sư, chuyên gia số 1 trong ngành nhi khoa Việt Nam
  • Cơ sở vật chất, thiết bị y tế hiện đại bậc nhất
  • Các công trình nghiên cứu y khoa dẫn đầu ngành
  • Áp dụng Bảo hiểm y tế, bảo hiểm bảo lãnh đầy đủ
  • Chi phí khám chữa bệnh hợp lý nhất
  • Chăm sóc chu đáo, toàn diện cho trẻ em