Trang chủ » Cơ cấu tổ chức » Khoa Răng Hàm Mặt

Khoa Răng Hàm Mặt

I. Lịch sử phát triển

Bệnh viện Nhi Trung ương mà tiền thân là Viện Bảo vệ sức khỏe Trẻ em được thành lập năm 1969. Qua nhiều thập kỷ không ngừng phấn đấu đến nay Bệnh viện Nhi đã trở thành đơn vị đầu ngành của chuyên ngành Nhi trong cả nước. Từ những ngày đầu thành lập bệnh viện, chuyên khoa Răng Hàm Mặt chỉ là một phòng khám chuyên khoa thuộc khoa Khám bệnh chỉ khám bệnh và điều trị ngoại trú. Tháng 11 năm 2004 Liên khoa Tai mũi họng- Mắt- Răng hàm mặt được thành lập trên nền tảng hợp nhất các Phòng khám chuyên khoa Tai mũi họng, Mắt, Răng Hàm Mặt.

Từ khi có liên khoa Tai mũi họng- Mắt- Răng hàm mặt với số giường bệnh nội trú chỉ có 10 giường cho cả ba chuyên khoa. Chuyên khoa Răng hàm mặt bắt đầu nhận bệnh nhân điều trị nội trú, với trang thiết bị được đầu tư thêm, chuyên khoa Răng hàm mặt đã phẫu thuật điều trị các bệnh vể Răng hàm mặt trẻ em như Khe hở môi vòm miệng, các khối u vùng hàm mặt, u máu, u bạch huyết… Từ tháng 1/2016 Khoa RHM chính thức được thành lập thành một đơn vị độc lập, Cơ sở vật chất hiện tại của khoa gồm khu điều trị nội trú với 30 giường bệnh, 01 phòng khám và khu điều trị ngoại trú.

II. Lãnh đạo đơn vị qua các thời kỳ

1. BS Chuyên khoa 2, Nguyễn Nguyệt Nhã
– Năm sinh: 1957
– Nguyên quán: Hà Nội
– Chức vụ: Phó trưởng khoa – phụ trách chuyên môn về RHM
– Giai đoạn giữ chức vụ: 2004 đến 2014

2. Thạc sĩ, Bác sĩ Đỗ Văn Cẩn
– Năm sinh : 13/01/1983
– Nguyên quán: Hải Dương
– Chức vụ: Phụ trách khoa
– Giai đoạn từ 1/2016 đến nay

3. Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Lan
– Năm sinh: 1981
– Nguyên quán: Hải Phòng
– Chức vụ: Phó trưởng khoa
– Giai đoạn: từ 1/2016 đến nay

III. Nhân lực
– Bác sĩ: 09 Bác sĩ.
– Điều dưỡng : 07

IV. Phạm vi hoạt động chuyên môn

1. Phẫu thuật hàm mặt
– Phẫu thuật các dị tật bẩm sinh vùng hàm mặt
+ Khe hở môi
+ Khe hở vòm miệng
+ Các khe chéo mặt, khe hở mép…
+ Phẫu thuật ghép xương ổ răng cho trẻ khe hở môi vòm miệng
+ Phẫu thuật dính lưỡi, phanh môi, phanh má…
+ Phẫu thuật các đường dò bẩm sinh vùng hàm mặt
– Chấn thương vùng hàm mặt
+ Phẫu thuật gẫy xương hàm kết hợp xương bằng nẹp vít, kết hợp xương bằng chỉ thép.
+ Điều trị gãy xương hàm dưới trẻ em bẳng phương pháp buộc máng cố định
+ Các chấn thương khuyết hổng lớn vùng hàm mặt
+ Các vết thương vùng hàm mặt
– Bất thường mạch máu, u nang vùng đầu mặt cổ:
+ U mạch máu
+ Di dạng mạch máu
+ U bạch huyết
+ Nang nhầy môi, sàn miệng
+ Phẫu thuật răng ngầm trong xương hàm
+ Phẫu thuật khối u lành tính thuộc xương hàm: u xương, u men xương hàm, u răng, nang khe mang, các đường rò bẩm sinh vùng đầu mặt cổ…
– Các phẫu thuật khác vùng hàm mặt
+ Phẫu thuật trong chỉnh nha
+ Các khối u vùng hàm mặt
+ Phẫu thuật chỉnh hình mũi, phẫu thuật sửa sẹo vùng hàm mặt
– Các bệnh lý, viêm nhiễm vùng hàm mặt
+ Viêm nhiễm vùng hàm mặt
+ Áp xe lớn, ápxe xơ hóa
+ Phẫu thuật cắt đường dò viêm mạn tính vùng hàm mặt

2. Nắn chỉnh răng

– Chỉnh hình trước phẫu thuật cho trẻ khe hở môi vòm miệng
– Nắn chỉnh răng lệch lạc bằng khí cụ cố định , tháo lắp
– Nắn chỉnh răng và chỉnh hình xương cho trẻ khe hở môi vòm miệng kết hợp với phẫu thuật

3. Điều trị răng trẻ em
+ Hàn răng
+ Điều trị tủy răng trẻ em
+ Nhổ răng
+ Viêm nhiễm răng miệng trẻ em
+ Điều trị răng dưới gây mê với một số trường hợp đặc biệt: bệnh nhân sâu nhiều răng không hợp tác điều trị, bệnh nhân tự kỷ…

4. Chương trình nha học đường

– Giảng dạy kiến thức về chăm sóc răng miệng cho học sinh mẫu giáo và tiều học theo giáo trình có sự thống nhất và phối hợp giữa Bệnh viện và nhà trường
– Súc miệng với dung dịch Fluor 0,2 % và chải răng với kem có Fluor hàng tuần tại các trường học
– Học sinh được khám, phát hiện các bệnh l‎ý về răng miệng
– Trám bít hố rãnh để phòng ngừa sâu răng

5. Trị liệu ngôn ngữ cho trẻ

– Luyện phát âm cho trẻ sau phẫu thuật khe hở môi vòm miệng, sau phẫu thuật ngắn phanh lưỡi (Phối hợp với trung tâm thính học và trị liệu ngôn ngữ)
– Khám sàng lọc phát hiện chậm nói

V. Thành tích đã đạt được

– Tập thể lao động xuất sắc năm 2017, 2018
– Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Y tế năm 2018
– Triển khai các đề tài nghiên cứu khoa học
– “Đặc điểm lâm sàng, xquang và di truyền phân tử ở bệnh nhân có hội chứng loạn sản ngoại bì giảm tiết mồ hôi”
– Sử dụng laser diode trong điều trị tủy buồng ở bệnh nhi Hemophia A thể nặng dưới gây mê toàn thân
– “ Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và đánh giá kết quả điều trị các khối viêm nhiễm vùng đầu mặt cổ tại Khoa Răng Hàm Mặt – Bệnh viện Nhi Trung ương năm 2017”
– “Hiệu quả sử dụng vít neo chặn theo chiều trước – sau trên bệnh nhân lệch lạc khớp cắn loại I”
– “Thực trạng bệnh răng miệng ở trẻ mắc bệnh Hemophilia tại Bệnh viện Nhi trung ương”

Thời gian làm việc

  • Hành chính: 7h00 - 16h30 (thứ 2 - 6)
  • Khám & Cấp cứu: 24/24

BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG
ĐI ĐẦU & DẪN ĐẦU

  • Đội ngũ giáo sư, chuyên gia số 1 trong ngành nhi khoa Việt Nam
  • Cơ sở vật chất, thiết bị y tế hiện đại bậc nhất
  • Các công trình nghiên cứu y khoa dẫn đầu ngành
  • Áp dụng Bảo hiểm y tế, bảo hiểm bảo lãnh đầy đủ
  • Chi phí khám chữa bệnh hợp lý nhất
  • Chăm sóc chu đáo, toàn diện cho trẻ em