Trang chủ » Cơ cấu tổ chức » Phòng Vật tư – Kỹ thuật – thiết bị y tế

Phòng Vật tư – Kỹ thuật – thiết bị y tế

1. Thông tin hành chính

  • Tên: Phòng Vật tư – Kỹ thuật – thiết bị y tế(Medical – General Technical Department)
  • Địa chỉ: Tầng 1 nhà F Bệnh viện Nhi Trung ương; Số 18/879 La Thành, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội.
  • Điện thoại: (84-024) 6273 8661/62/63

2. Cơ cấu tổ chức

Phòng Vật tư – Thiết bị y tế là phòng nghiệp vụ chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Giám đốc Bệnh viện và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về toàn bộ công tác vật tư, thiết bị y tế.

Ban đầu (năm 1978 ) là phòng vật tư kỹ thuật máy y tế thuộc ban tiếp nhận của Bệnh viện Bảo vệ sức khoẻ trẻ em. Có7 nhân viên .Thực hiện nhiệm vụ Giám sát, lắp đặt thiết bị,quản lý hồ sơ để đưa Bệnh viện vào hoạt động

Đến năm 1982, Bệnh viện thành lập 2 phòng. Phòng MTD và GTD. Phòng MTD có 8 người (1 trưởng phòng và 7 nhân viên) có 06 kỹ sư 02 công nhân.

Đến năm 2015 Bệnh viện quyết định nhập 2 phòng lại lấy tên là phòng Vật tư kỹ thuật thiết bị y tế. Hiện tại năm 2019 phòng có 40 nhân viên (1 trưởng phòng và 2 phó phòng ) có 5 thạc sĩ 19 kỹ sư 16 công nhân.

Lãnh đạo qua các thời kỳ :
1982-2004: Kỹ sư Đoàn Nhật Ánh – Trưởng phòng
2005- đến nay: Th.s Nguyễn Hải Hà – Trưởng phòng

3. Chức năng

1. Trưởng phòng và các Phó Trưởng phòng do Giám đốc bệnh viện bổ nhiệm, miễn nhiệm theo quy trình, thủ tục của Bệnh viện Nhi Trung ương và theo quy định của Bộ Y tế.
2. Trưởng phòng: Dưới sự lãnh đạo của giám đốc bệnh viện, trưởng phòng vật tư – thiết bị y tế chịu trách nhiệm giúp giám đốc tổ chức, thực hiện công tác quản lí và sử dụng mọi vật tư, thiết bị y tế.
– Lập kế hoạch công tác vật tư – thiết bị y tế trình giám đốc bệnh viện phê duyệt và tổ chức thực hiện.
– Giới thiệu các loại vật tư chuyên dùng và các thiết bị y tế để các trưởng khoa xem xét và dự trù; tổng hợp thành kế hoạch chung trình giám đốc phê duyệt và tổ chức thực hiện.
– Tổ chức đấu thầu việc mua sắm, sửa chữa thanh lí vật tư, thiết bị y tế theo quy định hiện hành của Nhà nước.
– Thực hiện chế độ kiểm tra sử dụng và bảo quản thiết bị y tế theo chế độ quy định, có nhận xét để báo cáo giám đốc.
– Kiểm tra công tác an toàn và vệ sinh lao động; đặc biệt chú ý các loại thiết bị y tế trực tiếp điều trị người bệnh.
– Phân công người thường trực liên tục 24 giờ để giải quyết những yêu cầu đột xuất về thiết bị y tế phục vụ người bệnh.
– Tổ chức đào tạo thường xuyên cho những viên chức vận hành thiết bị y tế của bệnh viện; các bệnh viện tuyến dưới có nhu cầu nhằm nâng cao trình độ nghiệp vụ và sử dụng có hiệu quả thiết bị y tế.

+ Quyền hạn:
– Chủ trì giao ban phòng hàng ngày và dự giao ban bệnh viện.
– Bố trí nhân lực trong phòng cho phù hợp với công việc.
– Nhận xét từng thành viên trong phòng về năng lực, khả năng chuyên môn, tinh thần phục vụ để trình giám đốc xét khen thưởng, đề bạt, kỉ luật.
– Kiểm tra các đơn vị trong viện về quản lí và sử dụng vật tư thiết bị y tế theo quy định.
– Được tham gia các hội đồng theo quy định của Nhà nước và sự phân công của giám đốc.

3. Các Phó Trưởng phòng: Chấp hành sự phân công của Trưởng phòng, giúp Trưởng phòng chỉ đạo, thực hiện một số nhiệm vụ công tác của phòng và chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng lĩnh vực công tác được phân công phụ trách.
– Ký thay Trưởng phòng một số văn bản hành chính liên quan đến công tác tổ chức và chuyên môn của phòng sự theo sự ủy quyền của Trưởng phòng khi vắng mặt.
– Khi Trưởng phòng vắng mặt, một Phó phòng được ủy nhiệm thay mặt Trưởng phòng điều hành, giải quyết các công việc của phòng; chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng về các công việc giải quyết và báo cáo với lại cho Trưởng phòng.
– Viên chức và người lao động của phòng Vật tư – thiết bị y tế phải đảm bảo thực hiện nghĩa vụ và quyền lợi của viên chức và người lao động hợp đồng theo quy chế chung của bệnh viện và pháp luật của Nhà nước.
– Số lượng người làm việc và cơ cấu viên chức làm việc tại phòng Vật tư – thiết bị y tế được xác định trên cơ sở Đề án vị trí việc làm do Bệnh viện Nhi Trung ương xây dựng, phù hợp với nhu cầu chuyên môn và quy mô, phạm vi hoạt động của phòng và trình Giám đốc bệnh viện phê duyệt.

4. Nhiệm vụ

1. Căn cứ kế hoạch chung của Bệnh viện lập dự trù, kế hoạch mua sắm, thay thế, sửa chữa, thanh lý tài sản, thiết bị y tế trong Bệnh viện, trình giám đốc duyệt và tổ chức thực hiện việc cung ứng đầy đủ thiết bị y tế, vật tư tiêu hao theo kế hoạch được duyệt.
2. Tổ chức đấu thầu, mua sắm, sửa chữa và tổ chức thanh lý tài sản, thiết bị y tế theo quy định chung của Nhà nước.
3. Tổ chức duy tu, bảo dưỡng thiết bị y tế kịp thời.
4. Xây dựng phương án lắp đặt, cải tạo máy theo quy phạm Việt Nam, tiêu chuẩn Việt Nam để trình cấp trên phê duyệt theo thẩm quyền.
5. Lập hồ sơ, lý lịch cho tất cả các loại máy, xây dựng quy định vận hành, bảo quản và kỹ thuật an toàn sử dụng máy. Đối với những máy đắt tiền, quý hiếm phải có người trực tiếp bảo quản sử dụng theo quyết định của giám đốc Bệnh viện.
6. Tổ chức thực hiện việc kiểm tra định kì và đột xuất việc sử dụng và bảo quản thiết bị y tế. Mỗi lần kiểm tra phải ghi nhận xét và ký tên vào hồ sơ lý lịch máy.
7. Kiểm tra công tác bảo hộ lao động, đặc biệt đối với các máy tối nguy hiểm theo danh mục quy định của Nhà nước.
8. Định kì đánh giá, báo cáo tình hình quản lý và sử dụng vật tư – thiết bị y tế trong Bệnh viện, trình giám đốc.
9. Tổ chức học tập cho các thành viên trong Bệnh viện hoặc các Bệnh viện tuyến dưới học tập về bảo quản, sử dụng, sửa chữa thiết bị y tế nhằm nâng cao tay nghề và sử dụng thiết bị y tế có hiệu quả.

5. Quyền hạn

Phòng Vật tư – thiết bị y tế được quyền tự chủ trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được giao theo phân cấp của Bệnh viện Nhi Trung ương, chịu trách nhiệm trước bệnh viện và trước pháp luật về các hoạt động của mình.
Phòng Vật tư – thiết bị y tế chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật; không để cá nhân hay bất kỳ cá nhân và tổ chức nào lợi dụng danh nghĩa và cơ sở vật chất, trang thiết bị của phòng để tiến hành các hoạt động trái với quy định của pháp luật và quy chế này.

6. Nguyên tắc làm việc

Bảo đảm nguyên tắc tập trung, dân chủ, phát huy tính chủ động, sáng tạo, tự chịu trách nhiệm của từng viên chức và người lao động trong việc thực hiện các nhiệm vụ được giao.

1. Xây dựng kế hoạch:
– Phòng Vật tư – thiết bị y tế xây dựng kế hoạch công tác tháng, quý, năm. Kế hoạch công tác sáu tháng và theo quý được xây dựng để cụ thể hoá công tác năm và bổ sung những nhiệm vụ mới phát sinh. Kế hoạch công tác năm được xây dựng trên cơ sở kết quả công tác của năm trước.
– Căn cứ kế hoạch công tác năm của bệnh viện mà phòng Vật tư – thiết bị y tế sẽ phối hợp cùng các phòng, ban khác trong bệnh viện để hoàn thành thực hiện công tác của phòng. Kế hoạch công tác là cơ sở xem xét, đánh giá hiệu quả, mức độ hoàn thành nhiệm vụ của phòng.
2. Chế độ hội họp
– Hàng tuần lãnh đạo phòng sẽ hội ý đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch công tác trong tuần và triển khai kế hoạch công tác của phòng trong tuần tiếp theo.
– Sáu tháng, một năm phòng tổ chức họp toàn thể viên chức và người lao động của phòng mình để cùng nhau đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch công tác sáu tháng, một năm; trao đổi, phổ biến, rút kinh nghiệm và triển khai kế hoạch thời gian tiếp theo. Thời gian họp do Trưởng phòng Vật tư – thiết bị y tế quyết định. Trong trường hợp cần thiết, Trưởng phòng có thể triệu tập họp đột xuất.
3. Thông tin
– Định kỳ hằng quý, sáu tháng, một năm phòng Vật tư – thiết bị y tế sẽ phổ biến chương trình, kế hoạch công tác của phòng; truyền đạt thông tin, ý kiến chỉ đạo của Giám đốc bệnh viện; cho ý kiến chỉ đạo nhân viên trong việc thực hiện các nhiệm vụ và vấn đề có liên quan; nghe ý kiến đề xuất của viên chức và người lao động trong phòng về việc thực hiện nhiệm vụ được giao.
– Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, khi tiếp nhận mọi thông tin có liên quan đến công việc chung của phòng, viên chức và người lao động phải báo cáo kịp thời với lãnh đạo phòng để xin ý kiến chỉ đạo.
4. Chế độ báo cáo
Trưởng phòng Vật tư – thiết bị y tế thực hiện chế độ báo cáo định kỳ sáu tháng và một năm với Giám đốc bệnh viện; báo cáo hàng tháng, quý, sáu tháng và một năm, báo cáo đột xuất hoặc báo cáo chuyên đề theo chỉ đạo, hướng dẫn và yêu cầu của Bộ Y tế.
5. Quản lý, lưu trữ công văn, hồ sơ và các tài liệu khác:
Việc phát hành, lưu trữ công văn, tài liệu phải tuân theo quy định của pháp luật về văn thư, lưu trữ và yêu cầu bảo mật của nhà nước.

7.Tài chính và tài sản

1. Chế độ tài chính của phòng Vật tư – thiết bị y tế được quản lý theo hệ thống tài chính chung của bệnh viện, do phòng Tài chính – Kế toán quản lý và xử lý thông tin dưới sự điều hành của Giám đốc bệnh viện.
2. Quản lý và sử dụng tài sản:
– Phòng Vật tư – thiết bị y tế được quản lý, sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị văn phòng và các tài sản cần thiết phục vụ cho công tác chuyên môn do bệnh viện giao cho.
– Việc duy tu, bảo dưỡng và sửa chữa hàng năm do phòng Vật tư – thiết bị y tế lập kế hoạch và báo cáo với Giám đốc bệnh viện. Đối với việc sửa chữa, bảo trì lớn hoặc xây dựng mới, hiện đại hóa cơ sở vật chất, trang thiết bị sẽ được thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước và pháp luật.
– Hàng năm, phòng Vật tư – thiết bị y tế phải tổ chức kiểm kê, đánh giá lại tài sản và lập báo cáo cho bệnh viện và cấp trên theo quy định của Nhà nước.
1. Chế độ tài chính của phòng Vật tư – thiết bị y tế được quản lý theo hệ thống tài chính chung của bệnh viện, do phòng Tài chính – Kế toán quản lý và xử lý thông tin dưới sự điều hành của Giám đốc bệnh viện.
2. Quản lý và sử dụng tài sản:
– Phòng Vật tư – thiết bị y tế được quản lý, sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị văn phòng và các tài sản cần thiết phục vụ cho công tác chuyên môn do bệnh viện giao cho.
– Việc duy tu, bảo dưỡng và sửa chữa hàng năm do phòng Vật tư – thiết bị y tế lập kế hoạch và báo cáo với Giám đốc bệnh viện. Đối với việc sửa chữa, bảo trì lớn hoặc xây dựng mới, hiện đại hóa cơ sở vật chất, trang thiết bị sẽ được thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước và pháp luật.
– Hàng năm, phòng Vật tư – thiết bị y tế phải tổ chức kiểm kê, đánh giá lại tài sản và lập báo cáo cho bệnh viện và cấp trên theo quy định của Nhà nước.

8. Các mối quan hệ

1. Phòng Vật tư – thiết bị y tế chịu sự quản lý, lãnh đạo toàn diện của Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương và tự chịu trách nhiệm về mọi hoạt động trước pháp luật.
2. Phòng Vật tư – thiết bị y tế có mối quan hệ phối kết hợp chặt chẽ với các khoa/ phòng trong bệnh viện trong việc thực hiện chức năng nhiệm vụ được giao dưới sự điều hành chung của Giám đốc bệnh viện.
3.Làm đầu mối, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan trực thuộc Bộ Y tế để thực hiện các nhiệm vụ kế hoạch của phòng và bệnh viện theo phân công của Giám đốc.

9. Trách nhiệm của đơn vị

1. Tự giám sát, kiểm tra, thanh tra theo phân công, phân cấp của Bệnh viện Nhi Trung ương, của Bộ Y tế và theo quy định của pháp luật.
2. Chịu sự kiểm tra, thanh tra của Bệnh viện Nhi Trung ương, Bộ Y tế và các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

10.Khen thưởng

Một số thành tích tập thể:
– Bằng khen của Bộ Y Tế : Năm 2009, 2010, 2011, 2014, 2016
– Bộ y tế tặng Danh Hiệu Tập Thể Lao Động Xuất Sắc: Năm 2009, 2011, 2013, 2014, 2015, 2016
– Tham gia các phong trào thể dục thể thao của Bộ y tế và của Quận Đống đa đều đoạt giải cao.

Thời gian làm việc

  • Hành chính: 7h00 - 16h30 (thứ 2 - 6)
  • Khám & Cấp cứu: 24/24

BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG
ĐI ĐẦU & DẪN ĐẦU

  • Đội ngũ giáo sư, chuyên gia số 1 trong ngành nhi khoa Việt Nam
  • Cơ sở vật chất, thiết bị y tế hiện đại bậc nhất
  • Các công trình nghiên cứu y khoa dẫn đầu ngành
  • Áp dụng Bảo hiểm y tế, bảo hiểm bảo lãnh đầy đủ
  • Chi phí khám chữa bệnh hợp lý nhất
  • Chăm sóc chu đáo, toàn diện cho trẻ em