Trang chủ » Tài liệu chuyên môn » Co giật ở trẻ sơ sinh

Co giật ở trẻ sơ sinh

Co giật ở trẻ sơ sinh thường kín đáo, có thể chỉ là cử động bất thường nhẹ ở các cơ mặt, run giật nhẹ ở chi. Đây là triệu chứng của của nhiều bệnh, ngoài việc chống co giật, còn phải điều trị nguyên nhân.

    1.      Chẩn đoán: Chú ý phát hiện các dấu hiệu sau:

1.1.Cơn giật
1.2.Có một hoặc nhiều biểu hiện như:
          Giật nhẹ cơ măt, má, môi…
          Run giật các ngón chân, tay.
          Cơn giật xảy ra tự nhiên hoặc có kích thích
          Trương lực cơ tăng hoặc giảm, trường hợp tăng mạnh mẽ cơ cơn co cứng, dấu hiệu cứng hàm…
          Thời gian kéo dài mỗi cơn giật là bao nhiêu giây.
          Tần số xuất hiện: thưa hay lien tục
      1.3.Các triệu chứng kèm theo
      Các dấu hiệu sau nếu có sẽ có giá trị trong chẩn đoán nguyên nhân và tiên lượng.
          Dấu hiệu suy hô hấp: khó thở,t ím tái, ngừng thở.
          Thóp phồng.
          Dấu hiệu thiếu máu
          Dấu hiệu tổn thương thần kinh khu trú: Liệt dây thần kinh sọ não, chi
          Vòng đầu to, nhỏ bất thường
          Sốt, biểu hiện nhiễm trùng
1.4.Khai thác tiền sử
          Đẻ ngạt, can thiệp
          Gia đình có người bị co giật
1.5.Các xét nghiệm cần làm
          CTM, tiểu cầu
          MC, MĐ nếu nghi có chảy máu
          Chọc dò não tủy nếu có dấu hiệu nghi viêm màng não hoặc xuất huyết màng não.
          Siêu âm qua thóp nếu khi có xuất huyết não, màng não hoặc viêm màng não
          Điện não đồ:Khi đã loại trừ các nguyên nhân khác và nghĩ tới động kinh.
2.      Điều trị
2.1.Chống giật
          Phenobarbital: 20mg/kg tiêm bắp ™
          Sau 30 phút nếu còn giạt cho tiếp 10mg/ cân nặng tiêm tĩnh mạch
          Sau 2 liều trên nếu vẫn giật
Seduxen 2 liều trên nếu vẫn giật:
Seduxen 0.2 mg/ kg tiêm tĩnh mạch trong 5 phút
          Duy trì hằng ngày:
Gardenal 10mg/kg/24 giờ cho đến khi hết giật hoàn toàn
2.2.Điều trị phối hợp
          Chống suy hô hấp
          Hạ sốt: nếu trẻ sốt trên 38.5º, cho paracetamol 10mg/kg/6 giờ
          Nuôi dưỡng: đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ
2.3.Điều trị nguyên nhân:
          Xuất huyết màng não:
+ Truyền máu hoặc plasma nếu Hb >13g% hematocrit > 35%)
+ Vitamin K
+ Viêm màng não mủ:
          Hạ đường máu, rối loạn điện giải: xem phác đồ tương ứng
          Đông kinh
+ Chống co giật

+ Thuốc chống động kinh: hội chẩn với chuyên khoa thần kinh để có thể điều trị cụ thể (Depakin, Phenobarbital…)

Theo Hưỡng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh ở trẻ em

Chủ biên: GS.TS Nguyễn Công Khanh

                  PGS. TS Nguyễn Thanh Liêm

Chuyên mục: Tài liệu chuyên môn

Bài viết liên quan

Thời gian làm việc

  • Hành chính: 7h00 - 16h30 (thứ 2 - 6)
  • Khám & Cấp cứu: 24/24

BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG
ĐI ĐẦU & DẪN ĐẦU

  • Đội ngũ giáo sư, chuyên gia số 1 trong ngành nhi khoa Việt Nam
  • Cơ sở vật chất, thiết bị y tế hiện đại bậc nhất
  • Các công trình nghiên cứu y khoa dẫn đầu ngành
  • Áp dụng Bảo hiểm y tế, bảo hiểm bảo lãnh đầy đủ
  • Chi phí khám chữa bệnh hợp lý nhất
  • Chăm sóc chu đáo, toàn diện cho trẻ em