Trang chủ » Y học thường thức - SK&BL Trẻ em » Y học thường thức » Hướng dẫn ăn bổ sung cho trẻ từ 6 tháng tuổi

Hướng dẫn ăn bổ sung cho trẻ từ 6 tháng tuổi

Dinh dưỡng tốt trong những năm đầu đời là nền tảng quyết định cho sự phát triển thể lực và trí tuệ của trẻ nhỏ. Trong 6 tháng đầu, trẻ nên được bú sữa mẹ hoàn toàn, sau đó, trẻ cần được ăn bổ sung để đáp ứng đủ nhu cầu phát triển theo lứa tuổi. Tuy nhiên nếu không có chế độ ăn bổ sung hợp lý sẽ làm tăng nguy cơ suy dinh dưỡng, thiếu hụt các vi chất dinh dưỡng, có thể rối loạn tiêu hoá, thậm chí tăng nguy cơ mắc các bệnh lý nhiễm trùng khác, ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.

1. Tại sao phải ăn dặm bổ sung khi trẻ 6 tháng tuổi

  • Khi được 6 tháng tuổi, trẻ cần được ăn bổ sung. Đây là lứa tuổi thần kinh và cơ nhai phát triển đầy đủ cho phép trẻ nhai và cắn thức ăn.
  • Ngoài ra, sữa mẹ lúc này không đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng cho sự tăng trưởng của trẻ. Vì vậy, nếu không ăn bổ sung trẻ sẽ có nguy cơ chậm lớn, ngừng phát triển, thiếu máu, còi xương…
  • Nhưng nếu cho ăn quá sớm, trẻ sẽ bú mẹ ít đi, nên sẽ nhận được ít các yếu tố miễn dịch và dinh dưỡng từ sữa mẹ nên dễ bị suy dinh dưỡng và rối loạn tiêu hóa. Đồng thời, ăn dặm quá sớm có thể gây lên các tổn thương trên đường tiêu hoá của trẻ.

2. Nếu cho trẻ ăn muộn quá

  • Trẻ không nhận đủ các chất dinh dưỡng.
  • Trẻ chậm lớn hoặc ngừng tăng cân
  • Trẻ có nguy cơ suy dinh dưỡng và thiếu vi chất

3. Một số nguyên tắc cho trẻ ăn bổ sung

  • Cho trẻ ăn từ lỏng đến đặc, từ ít đến nhiều, tập cho trẻ quen dần với thức ăn mới.
  • Số lượng thức ăn và bữa ăn tăng dần theo tuổi, đảm bảo thức ăn hợp với khẩu vị của trẻ.
  • Chế biến các thức ăn đa dạng, giàu dinh dưỡng, sử dụng các thức ăn sẵn có tại địa phương.
  • Khi chế biến đảm bảo thức ăn mềm dễ nhai và dễ nuốt.
  • Tăng đậm độ năng lượng của thức ăn bổ sung bằng thêm dầu/mỡ cho bát bột vừa thơm, ngon và mềm giúp trẻ dễ nuốt lại cung cấp thêm năng lượng giúp trẻ mau lớn.
  • Không cho trẻ ăn bánh kẹo, uống nước ngọt, ăn vặt trước bữa ăn vì làm cho trẻ chán ăn.
  • Cho trẻ ăn đủ 4 nhóm thực phẩm và tiếp tục bú mẹ.

4 NHÓM THỰC PHẨM CHÍNH

Nhóm cung cấp tinh bột Bột gạo, gạo,…
Nhóm cung cấp đạm Thịt, cá, trứng, sữa, tôm, cua, đậu, đỗ,… ưu tiên protein có nguồn gốc động vật 
Nhóm chất béo Dầu, mỡ
Nhóm cung cấp vitamin Rau, quả, củ…

4. Các giai đoạn bổ sung theo lứa tuổi

Trẻ 6 tháng tuổi

  • Ngoài bú sữa mẹ, hàng ngày cho trẻ ăn 1 bữa bột 5%, 1 bữa hoa quả.
  • Không nên bắt ép trẻ ăn đủ số lượng ngay ban đầu và không nên lo lắng khi trẻ chưa chịu ăn.
  • Các loại thực phẩm mới khi bắt đầu cho trẻ ăn cũng cho ăn ít, sau đó ăn tăng dần.
  • Với nước hoa quả, cho trẻ uống trong khoảng 30-50ml.
  • Lượng thịt trẻ cần là 10g/bữa.

Trẻ 7 – 8 tháng

  • Ngoài bú sữa mẹ, 1 ngày cho trẻ ăn 2 bữa bột đặc 10%, 1 bữa hoa quả.
  • Giai đoạn này trẻ đã có răng, cần tập cho trẻ phản xạ nhai nên thực phẩm của trẻ như: thịt, cá, rau,…mẹ nên băm bằng tay và các bữa bột cần được thay đổi thực phẩm thường xuyên. Và thực phẩm cũng tăng dần lên.
  • Cho trẻ ăn trái cây nghiền khoảng 50 – 70ml.
  • Lượng thịt trẻ cần là 20g/bữa.

Trẻ 9 – 12 tháng

  • Sữa mẹ, sữa công thức tùy thuộc vào lượng sữa mẹ có mà bổ sung thêm. Ngày trẻ ăn 3 bữa bột đặc hơn, 1 bữa hoa quả.
  • Hoa quả nghiền 50 – 70ml.
  • Lượng thịt trẻ cần là 25 – 30g/bữa

Trẻ 12 – 24 tháng

  • Lứa tuổi này bắt đầu chuyển cho trẻ sang ăn cháo, một ngày 3 bữa cháo, sữa công thức 500ml/ngày, 1 bữa hoa quả.
  • Cho bé ăn đa dạng các loại thực phẩm khác nhau để bé thích nghi tốt hơn với thức ăn mới.
  • Lượng thịt trẻ cần 30 – 35g/bữa

Trẻ trên 24 tháng

  • Cho trẻ ăn cơm nát khi trẻ được 2 tuổi là thích hợp nhất vì lúc này trẻ đã qua giai đoạn ăn cháo, đã biết cắn nhai nghiền nát thức ăn trước khi xuống dạ dày.
  • Sữa công thức 500ml/ngày, 1 bữa cháo và 2 bữa cơm (có thể thay đổi tùy vào sở thích của trẻ).
  • Lượng thịt trẻ cần 100 – 120g/ngày.

Bệnh viện Nhi Trung ương có hệ thống máy móc thiết bị hiện đại với đầy đủ các xét nghiệm liên quan đến dinh dưỡng và vi chất dinh dưỡng. Bên cạnh đó, với đội ngũ bác sĩ, điều dưỡng chuyên khoa sâu về Dinh dưỡng lâm sàng, liên tục được đào tạo, cập nhật những kiến thức cơ bản và nâng cao sẽ giúp phát hiện sớm cũng như điều trị các vấn đề dinh dưỡng cho con bạn.

  • Khoa Dinh dưỡng – Bệnh viện Nhi trung ương cung cấp các dịch vụ khám, tư vấn bệnh nhi chậm tăng trưởng, tư vấn dinh dưỡng, ăn bổ sung, các vấn đề liên quan dinh dưỡng như chán ăn, thiếu vi chất… 
  • Cha mẹ có mong muốn khám sức khoẻ toàn diện và tư vấn dinh dưỡng cho bé bình thường và bệnh lý cần can thiệp bằng chế độ dinh dưỡng đặc biệt có thể đăng kí thăm khám tại: Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng – Bệnh viện Nhi Trung ương (trong giờ hành chính từ thứ 2 đến thứ 6).
  • Số điện thoại liên hệ: 024 6273 8838024 6273 8698

👉👉 Cẩn thận với “7 sai lầm “to đùng” cha mẹ thường mắc phải khi cho trẻ ăn dặm

Khoa Dinh dưỡng – Bệnh viện Nhi Trung ương

Chuyên mục: Y học thường thức

Bài viết liên quan

Thời gian làm việc

  • Hành chính: 7h00 - 16h30 (thứ 2 - 6)
  • Khám & Cấp cứu: 24/24

BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG
ĐI ĐẦU & DẪN ĐẦU

  • Đội ngũ giáo sư, chuyên gia số 1 trong ngành nhi khoa Việt Nam
  • Cơ sở vật chất, thiết bị y tế hiện đại bậc nhất
  • Các công trình nghiên cứu y khoa dẫn đầu ngành
  • Áp dụng Bảo hiểm y tế, bảo hiểm bảo lãnh đầy đủ
  • Chi phí khám chữa bệnh hợp lý nhất
  • Chăm sóc chu đáo, toàn diện cho trẻ em