Điều dưỡng tiếp nhận cân nhắc vị trí đeo vòng cho người bệnh (tay hoặc chân) để không ảnh hưởng đến việc tiêm truyền hay làm thủ thuật y tế.
1. Đặc điểm vòng:
Vòng cố định: bấm cúc vào không tháo ra được.
2. Màu sắc:
– Màu xanh: dành cho bé trai
– Màu hồng: dành cho bé gái
3. Kích thước:
– Có 02 kích thước (ngắn, dài) để đeo phù hợp cho mọi đối tượng người bệnh
4. Ghi thông tin:
– Bút: có thể dùng mọi loại bút để ghi thông tin lên vòng
– Đối chiếu thông tin trên Hồ sơ bệnh án, ghi rõ ràng đầy đủ 03 thông tin trên vòng
– Ghi thêm thông tin “Ngày tháng năm sinh”(viết tắt là: NS) của người bệnh vào ngay sau tên khoa.
– Phần “Họ tên”: bắt buộc phải ghi bằng chữ in hoa
5. Vị trí đeo vòng:
Điều dưỡng tiếp nhận cân nhắc vị trí đeo vòng cho người bệnh (tay hoặc chân) để không ảnh hưởng đến việc tiêm truyền hay làm thủ thuật y tế.
6. Cách thức bấm vòng:
– Tùy theo số đo vòng tay (vòng chân) của người bệnh để chọn vòng ngắn hay vòng dài để đeo cho người bệnh.
– Đối với 1 số trường hợp kích thước vòng quá dài so với số đo vòng tay (vòng chân) của người bệnh thì điều dưỡng phụ trách có thể gấp vòng lại và bấm cúc (theo hướng dẫn dưới đây), tránh trường hợp vòng dài gây vướng víu cho người bệnh và đồng thời che mất phần thông tin định danh.
Bước 1: Đưa vòng vào vị trí phù hợp với số đo vòng tay ( vòng chân) người bệnh
Bước 2: Gập dây đeo lại sao cho lỗ trên dây trùng với lỗ đã gài vào khuy bấm
Bước 3: Gập phần dây thừa còn lại một lần nữa vào phần khuy bấm và bấm khuy lại
Đeo đúng
Đeo sai
7. Một số trường hợp thay vòng (cân nhắc trong trường hợp cần thiết)
– Thông tin trên vòng mờ nhạt, không rõ
– Vòng có nguy cơ đứt gẫy
– Vòng bị dính máu, bệnh phẩm không vệ sinh được
8. Hủy vòng: điều dưỡng phụ trách dùng kéo cắt tại phần ghi thông tin người bệnh để hủy vòng người bệnh đã đeo, trong trường hợp
– Người bệnh ra viện
– Thay vòng mới cho người bệnh