Trang chủ » Tài liệu chuyên môn » Nhân 2 trường hợp cấy điện cực ốc tai cho bệnh nhân dị dạng ốc tai tại bệnh viện Nhi trung ương

Nhân 2 trường hợp cấy điện cực ốc tai cho bệnh nhân dị dạng ốc tai tại bệnh viện Nhi trung ương

 

Thạc sỹ, Bs. Nguyễn Tuyết Xương

I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Nghe kém là một khiếm khuyết về giác quan thường gặp ở trẻ em, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự hòa nhập xã hội, sự phát triển tâm sinh lý. Tỷ lệ nghe kém ở trẻ là khoảng 1-5‰ [2].Trẻ điếc sâu 2 tai và đeo máy trợ thính không hiệu quả thì cấy điện cực ốc tai là giải pháp tốt nhất.

Năm 1978 bệnh nhân đầu tiên trên thế giới được cấy điện cực ốc tai. Tháng 9/1998 trường hợp cấy điện cực ốc tai đầu tiên ở Việt Nam tại Trung Tâm Tai Mũi Họng TP. HCM [ 1 ] .

Cấy điện cực ốc tai là một phẫu thuật khó trong chuyên ngành Tai Mũi Họng và có nhiều tai biến. Trước kia, dị dạng ốc tai là 1 chống chỉ định trong cấy ốc tai điện tử. Ngày nay cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, cấy điện cực ốc tai đã được chỉ định rộng rãi hơn.

Dị dạng ốc tai bao gồm các dạng sau
– Dị sản Michel.
– Dị sản Mondini.
– Dị sản Scheibe.
– Vô sản Alexxander.
– Giãn rộng ống tiền đình.

Trong hơn 2 năm từ 7/2010 đến tháng 1 năm 2013, bệnh viện Nhi trung ương đã cấy ốc tai điện tử cho hơn 100 cas trong đó có 2 cas ốc tai dị dạng.

Đây là 2 trường hợp dị dạng ốc tai đầu tiên tại Việt Nam được cấy điện cực, do đó:
Chúng tôi thực hiện nghiên cức này nhằm mục tiêu sau:
1. Đánh giá khả năng phục hồi sức nghe trên bệnh nhân dị dạng ốc tai sau cấy ốc tai điện tử.

II. Đối tượng và phương pháp.

1, đối tượng nghiên cứu.
02 bệnh nhân dị dạng ốc tai được cấy điện cực ốc tai tại bệnh viện Nhi trung ương trong năm 2012.
Bệnh nhân ( Gia đình ) đồng ý tham gia nghiên cứu.

2. Phương pháp nghiên cứu.

Case seri study.

III. Kết quả nghiên cứu.
Bệnh nhân 1 :Bn Nguyễn Hà Chi 22 tháng tuổi (sinh 2/2010), được phát hiện nghe kém từ lúc 12.tháng tuổi.Bệnh nhân đã được đeo máy trợ thính Siemen Intuis SP nhưng kết quả hạn chế.

Kết quả khi đo sức nghe:

-Thăm dò chức năng ốc tai: Đo OAE:Refer ở cả 2 tai.
-Đo điện thính giác thân não ABR:
Không thấy xuất hiện sóng V ở cả hai tai ở cường độ 109 dB.

1

-Đo ASSR:
+Tai Phải
Hoàn toàn không có đáp ứng với kích thích ở tất cả các tần số.
Chúng tôi đã phát âm kích thích ở:
500 Hz:117dB; 1kHz:120 dB;2Khz :120dB; 4kHz:117 dB

2

+Tai Trái:
Có đáp ứng với kích thích âm ở 3 tần số
500 Hz: 100dB;
1kHz: 105dB;
2Khz : 105dB;
Như vậy tai phải đã không còn tín hiệu đáp ứng với các kích thích âm.
Bn được tiến hành chụp CT và MRI.
+Kết quả CT:
Không có ốc tai bên phải,ống tai trong bên phải bị nhỏ:kích thước,ốc tai bên trái dị dạng, không có vòng xoắn thứ hai

1 1
CT ốc tai bên trái  CT ốc tai bên phải

+Kết quả MRI:
Ốc tai bên phải dị dạng,ống tai trong bên phải teo nhỏ,dây thần kinh VIII bên phải teo nhỏ.
Ốc tai bên trái vẫn còn nhìn thấy hình ảnh của ốc tai bên trái ,cấu tạo không hoàn chỉnh.

1

MRI ốc tai
+Như vậy bn này có ốc tai cấu tạo bất thường Mondini,một trong các bất thường thường gặp nhất ở các bn có dị dạng ốc tai.
Theo Aschendoff [6] tỷ lệ bệnh nhân cấy điện cực ốc tai có ốc tai bất thường lên đến 12% trong số đó dị dạng Mondini chiếm đến 45%.
+Lựa chọn điện cực:
Chúng tôi đã lựa chọn điện cực loại nén(ngắn) compress của Medel với chiều dài đoạn điện cực đặt vào ốc tai là 15mm(chiều dài điện cực loại bình thường Medel là 31,5 mm).

1

+Khi khoan vào xương chũm thì thấy dây VII ở vị trí bình thường, tìm được cửa sổ tròn và đã luồn được toàn bộ chiều dài điện cực vào trong ốc tai.
Trong các ốc tai dị dạng luôn tiềm ẩn các bất thường,đó là dây VII có thể chạy ra phía trước nhiều quá dẫn đến khó khăn trong việc mở hòm nhĩ lối sau[5],hay việc chảy rất nhiều dịch khi mở cửa sổ tròn [8],nhưng may mắn là trong ca bệnh này chúng tôi đã không gặp một bất thường nào.
+Test thăm dò:
Tiến hành đo trở kháng thì thấy tất cả đều trong mức tốt 3-5 kOhm.Không có điện cực nào gặp phải hiện tượng trở kháng cao,hoặc ngắn mạch.

a

Đo đáp ứng thần kinh :Tất cả đều xuất hiện sóng đáp ứng .

q

+Chúng tôi đã tiến điều trị ngôn ngữ liệu pháp được hơn 1 năm, trẻ đã nói được thành câu, có khả năng tham gia hội thoại
Khi tiến hành đo trường tự do:
tần số 500 Hz : ngưỡng nghe là 40 dB
Tần số 1000 Hz ngưỡng nghe là 40 dB
Tần số 2000 Hz ngưỡng nghe là 50 dB
Tần số 4000 Hz ngưỡng nghe là 45 dB.

Bệnh nhân 2.
Nguyễn Việt Hùng
Sinh năm 2006, Hoàng Mai, Hà Nội

Phát hiện nghe kém năm 2008 ( khi 18 tháng tuổi )
Bệnh nhân được đeo máy trợ thính 1 năm và được luyện nói thường xuyên nhưng kết quả hạn chế. Bệnh nhân xin cấy điện cực ốc tai. 2012
Khám trước mổ:
Chỉ số IQ: 90
Chức năng ngôn ngữ tương đương 4 tuổi
Kết quả Nhĩ lượng.

a

Kết quả OAE

a

Kết quả ABR, ASSR

 

a

a

Hình ảnh CT, MRI

 

a

a

q

a

a

a

Chẩn đoán trước mổ: Bệnh nhân bị điếc sâu 2 tai, có dị dạng ốc tai.

Lựa chọn điện cực.

a

Đáp ứng sau cấy

a

Sức nghe 1 tháng sau cấy

a

Sức nghe hiện tại: 250Hz : 50 dB
500 Hz: 50 dB
1000 Hz 45 dB
2000 Hz 40 dB
4000 Hz 40 dB

IV. Bàn luận và kết luận
Tất cả các trường hợp cấy điện cực ốc tai cần phải đánh giá kỹ lưỡng phim CT, MRI để nhận ra các bất thường.
Cần phát hiện chính xác từng loại bất thường giải phẫu để lựa chọn điện cực cho phù hợp.
Cấu tạo không hoàn chỉnh của ốc tai không phải là một chống chỉ định của cấy điện cực ốc tai, nhưng là một phẫu thuật khó, đòi hỏi kinh nghiệm, nhưng rõ ràng cũng vẫn mang lại hiệu quả cho bệnh nhân.

V. Tài liệu tham khảo:
1. Nguyễn Thị Ngọc Dung (2009) – Cấy điện ốc tai: quá trình 10 năm thực hiện tại bệnh viện Tai Mũi Họng Thành phố Hồ Chí Minh
2. Lê Thị Lan (2001), Khảo sát tình hình phản ứng thính giác của trẻ sơ sinh Hà Nội, Viện Tai Mũi Họng Trung ương
3. Nguyễn Hồng Giang, Nguyễn Thị Bích Thủy, Nguyễn Trọng Hiếu, Đỗ Hồng Giang (2005), Giá trị của nghiệm pháp đo âm ốc tai trong sàng lọc khiếm thính trẻ sơ sinh, Bệnh viện Hùng Vương.
4. Nguyễn Tuyết Xương, Nguyễn Xuân Nam. Nhận xét kết quả cấy điện cực ốc tai tại bệnh viện Nhi trung ương ( Mô tả 5 trường hợp đầu tiên).
5. Paul (2002):Outcome of Cochlear Implantation at Different Ages
from 0 to 6 Years, Otology & Neurotology

6. Ahmad Daneshi(2003): Cochlear Implantation in Mondini dysplasia
7. Ashendoft (2009): Cochlear implant for malformation of the inner ear
8 Sue Archbold(1998): Cochlear Implantation in children:an analysis after a three-years period,The American Journal of Otology

9. Sennagoblu (2006): : Surgical result of cochlear implantation in malformed cochlear, Otology & Neurotology



Chuyên mục: Tài liệu chuyên môn

Bài viết liên quan

Thời gian làm việc

  • Hành chính: 7h00 - 16h30 (thứ 2 - 6)
  • Khám & Cấp cứu: 24/24

BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG
ĐI ĐẦU & DẪN ĐẦU

  • Đội ngũ giáo sư, chuyên gia số 1 trong ngành nhi khoa Việt Nam
  • Cơ sở vật chất, thiết bị y tế hiện đại bậc nhất
  • Các công trình nghiên cứu y khoa dẫn đầu ngành
  • Áp dụng Bảo hiểm y tế, bảo hiểm bảo lãnh đầy đủ
  • Chi phí khám chữa bệnh hợp lý nhất
  • Chăm sóc chu đáo, toàn diện cho trẻ em