Công tác xã hội đối với trẻ em luôn là công việc đòi hỏi nhiều công sức cùng với sự kiên trì, nỗ lực hết mình của người làm Công tác xã hội. Tại Bệnh viện Nhi Trung ương, vai trò nhân viên Công tác xã hội có ý nghĩa rất quan trọng, đặc biệt là trong việc tham gia hỗ trợ cho trẻ tự kỷ điều trị cũng như giúp đỡ các gia đình cùng đối phó với những khó khăn đang gặp phải. Đẩy nhanh quá trình điều trị cho trẻ từ đó giúp trẻ sớm hòa nhập cộng đồng
Với mong muốn mang lại những biện pháp can thiệp tốt nhất cho trẻ tự kỷ, đồng thời giúp cha mẹ thấu hiểu và hỗ trợ các con dễ dàng hơn trong quá trình hòa nhập với xã hội. Đồng thời tư vấn về các kiến thức cơ bản về tự kỷ, kỹ năng chăm sóc, giáo dục và trị liệu trẻ tự kỷ; các vấn đề về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về trẻ tự kỷ, hỗ trợ cha mẹ của trẻ hiểu về mức độ hiện tại của trẻ cần có kế hoạch cụ thể giúp trẻ can thiệp và trị liệu. Qua đó, giúp trẻ và gia đình lựa chọn phương pháp trị liệu phù hợp với trẻ.
Trong thời gian qua, nhân viên Công tác xã hội đã đánh giá các nhu cầu, mong muốn đích thực của cha mẹ có con bị tự kỷ, sau đó xác định những nguồn lực phù hợp với nhu cầu của cha mẹ có con bị tự kỷ để từ đó kết nối một cách có hiệu quả những nhu cầu và nguồn lực đó. Cụ thể :
- Giúp trẻ và gia đình tiếp cận chính sách thụ hưởng chính sách dịch vụ y tế dành cho trẻ mắc rối loạn phổ tự kỷ.
- Vận động nguồn lực hỗ trở trẻ mắc rối loạn phổ tự kỷ, giúp trẻ và gia đình được hỗ trợ tiền viện phí, dinh dưỡng, quà tặng, vật dụng sinh hoạt như: Vận động các nhà tài trợ cung cấp các suất ăn miễn phí, ba lô, túi xách, quần áo, đồ chơi, sách, truyện…dành cho các trường hợp khó khăn,
- Hỗ trợ, kết nối tham gia các hoạt động xã hội dành cho trẻ mắc rối loạn phổ tự kỷ. Giúp trẻ và gia đình tham gia chương tình tết Trung thu yêu thương, kết nối các nhà tài trợ tham gia ủng hộ suất quà nhan dịp 1/6, noel, tết âm lịch ..hàng năm.
- Hỗ trợ tham gia các hoạt động xã hội tại cộng đồng như: Tổ chức các hoạt động kết nối trẻ tham gia các chương trình thăm khám miễn phí tại cộng đồng. Kết nối nhà tài trợ, cá nhân, tổ chức đơn vị khác.. cung cấp các suất quà tặng, thực hiện các chương trình văn nghệ, hội chợ mua sắm…dành cho trẻ mắc rối loạn phổ tự kỷ tham gia các chương trình thăm, khám miễn phí tại cộng đồng
- Can thiệp tâm lý – xã hội dành cho trẻ mắc rối loạn phổ tự kỷ bao gồm đánh giá tình trạng, xây dựng chương trình can thiệp, thực hiện can thiệp điều chỉnh nhận thức, phát triển giao tiếp xã hội thông qua việc: Nhận diện điểm mạnh điểm yếu của trẻ và tư vấn gia đình về tình trạng của trẻ từ đó xác định những vấn đề ưu tiên cần phải can thiệp, cùng gia đình xây dựng kế hoạc can thiệp phù hợp
- Huy động sự tham gia của gia đình vào hỗ trợ trẻ mắc rối loạn phổ tự kỷ giúp gia đình nhận thức rõ về những khó khăn của trẻ.
Bên cạnh đó, nhân viên nhân viên công tác xã hội còn đóng vai trò như những tuyên truyền viên nâng cao nhận thức cho cộng đồng, cho xã hội về hội chứng tự kỷ để xã hội có cái nhìn cảm thông hơn đối với trẻ tự kỷ và gia đình trẻ. Cung cấp kiến thức, kỹ năng liên quan đến vấn đề họ cần giải quyết; nâng cao năng lực cho cha mẹ có con bị tự kỷ, cộng đồng thông qua tập huấn, giáo dục cộng đồng để họ hiểu biết, tự tin và tự mình nhìn nhận vấn đề, đánh giá, phân tích và tìm kiếm nguồn lực giải quyết vấn đề; chú trọng hoạt động nâng cao nhận thức cho cha mẹ có con bị tự kỷ về những vấn đề liên quan đến trẻ tự kỷ và các chính sách pháp luật dành cho trẻ tự kỷ.
Đối với trẻ và người chăm sóc trẻ tự kỷ vận động và kết nối nguồn lực là hoạt động vô cùng quan trọng từ trong gia đình, nhà trường thầy cô, cộng đồng.
Có thể thấy rằng người làm công tác xã hội đóng vai trò như những nhà vận động chính sách hay người can thiệp vào các hệ thống lớn hơn nhằm giúp những người có trách nhiệm xây dựng những chính sách, những nguồn hỗ trợ hữu ích đối với gia đình có trẻ tự kỷ.
Trẻ đến bệnh viện nhận được sự đánh giá đúng về điểm mạnh, điểm yếu, chỉ ra những nhu của trẻ để trao đổi với gia đình cùng xây dựng kế hoạch giáo dục cá nhân cho trẻ. Bên cạnh đó cần có sự đồng cảm với phụ huynh có con Tự kỷ, không gán mác gọi tên, không phân biệt đối xử với trẻ và gia đình. Khi trẻ có hành vi bất thường, giáo viên cần bình tĩnh và kiên trì tìm cách giải quyết. Qua đó, Đẩy nhanh quá trình điều trị cho trẻ từ đó giúp trẻ sớm hòa nhập cộng đồng.