Trang chủ » Tài liệu chuyên môn » Nội soi đại-trực tràng

Nội soi đại-trực tràng

1. Chỉ định nội soi đại tràng
– Đi ngoài ra máu kéo dài theo dõi xuất huyết đường tiêu hóa dưới
– Thiếu máu không rõ nguyên nhân
– Polyp đại tràng, khối u đại tràng, tổn thương mạch máu
– Trĩ
– Điều trị cầm máu trong những tổn thương chảy máu đại tràng.
2. Chống chỉ định
– Tình trạng bệnh nhân nặng không chịu được gây mê và cuộc soi: suy hô hấp, tình trạng nhiễm trùng
– Bệnh nhân đang có sốt.
– Mới mổ đại tràng
– Viêm phúc mạc
– Viêm đại tràng nặng, tình trạng nhiễm độc ở bệnh nhân Megacolon.
3. Chuẩn bị bệnh nhân trước khi soi
3.1. Chế độ ăn
– Không ăn những thức ăn nhiều chất xơ trước khi thủ thuật 2-3 ngày
– Tối hôm trước khi làm thủ thuật ăn nhẹ
– Buổi sang ngày làm thủ thuật bệnh nhân nhịn ăn.
3.2. Thụt tháo
– Thụt tháo đại tràng bằng ống thụt với nước muối sinh lý 2 lần vào buổi tối hôm trước và buổi sang trước khi làm thủ thuật.
– Ưu điểm:
+ Có thể làm cho tất cả các đối tượng
+ Ít gây phiền hà cho bệnh nhân
– Nhược điểm:
+ Thụt tháo không kỹ sẽ gây khó khăn cho thủ thuật
+ Thường khó sạch ở đại tràng trên cao
3.3. Uống thuốc tẩy Fortrant: Là phương pháp hiện đang áp dụng rộng rãi và có hiệu quả tốt đối với nội soi đại tràng người lớn ở Việt Nam và trên thế giới. Những lưu ý với trẻ em chưa có nhiều kinh nghiệm.
– Liều lượng uống: Uống 1-1.5 gói cho trẻ cân nặng từ 15-20kg.
– Hòa tan 1 gói với 1 lít nước đun sôi để nguội, cho trẻ uống hết số lượng cần uống trong thời gian từ 2-3 giờ, vào buổi tối trước hôm làm thủ thuật. Thời gian uống lúc 19-21 giờ.
– Ưu điểm:
Đại tràng sạch toàn bộ và kiểm tra đại tràng tương đối thuận tiện
– Nhược điểm:
+ Thuốc khó uống: trẻ nhỏ ( <2 tuổi) không uống được
+ Có thể gây mất nước, rối loạn điện giải.
4. Chuẩn bị bệnh nhân khi soi
Bệnh nhân được gây mê bằng đường tĩnh mạch do bác sĩ gây mê đảm nhận. Bệnh nhân đủ điều kiện gây mê tĩnh mạch.
5. Theo dõi bệnh nhân sau nội soi.
– Theo dõi sát: mạch, huyết áp, tình trạng chảy máu và đau bụng
– Ngay khi trẻ tỉnh có thể cho ăn nhẹ như uống sữa.
– Mổ cắt polyp cần nằm tại giường theo dõi 6-12 giờ.
6. Biến chứng
– Thủng đại tràng là đáng sợ nhất: có thể do kỹ thuật soi, do cắt polyp không đúng kỹ thuật và do tình trạng viêm nhiễm nặng của đại tràng cũng như do thủng ruột thừa.
– Chướng hơi do bơm hơi quá nhiều khi nội soi.
– Phản xạ dây thần kinh phế vị: mạch chậm, hạ huyết áp, chân tay lạnh.
– Biến chứng liên quan tới gây mê
– Chảy máu sau thủ thuật
– Bắt nổ khi cắt polyp hoặc cầm máu bằng dao điện ở những bệnh nhân thụt tháo không tốt.
Theo Hướng dẫn Chẩn đoán và điều trị bệnh trẻ em
Chủ biên: GS Nguyễn Công Khanh
PGS Nguyễn Thanh Liêm

Chuyên mục: Tài liệu chuyên môn

Bài viết liên quan

Thời gian làm việc

  • Hành chính: 7h00 - 16h30 (thứ 2 - 6)
  • Khám & Cấp cứu: 24/24

BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG
ĐI ĐẦU & DẪN ĐẦU

  • Đội ngũ giáo sư, chuyên gia số 1 trong ngành nhi khoa Việt Nam
  • Cơ sở vật chất, thiết bị y tế hiện đại bậc nhất
  • Các công trình nghiên cứu y khoa dẫn đầu ngành
  • Áp dụng Bảo hiểm y tế, bảo hiểm bảo lãnh đầy đủ
  • Chi phí khám chữa bệnh hợp lý nhất
  • Chăm sóc chu đáo, toàn diện cho trẻ em