I.Đại cương.
Bộ phận của hệ thần kinh kiểm soát các hoạt động nội tạng của cơ thể gọi là thần kinh thực vật ( TKTV, thần kinh tự chủ, thần kinh dinh dưỡng). Chức năng thực vật chỉ huy các hoạt động tiêu hóa, tuần hoàn, bài tiết, mồ hôi …. Đó là các hoạt động tự động không theo ý muốn của con người.
Chức năng thực vật được chia thành: chức năng giao cảm và chức năng phó giao cảm. Hai chức năng này hoạt động đối lập nhau, tuy nhiên chúng ở trạng thái cân bằng động. Khi một trong hai chức năng bị ức chế, giảm hoạt động thì chức năng kia sẽ có biểu hiện hoạt động trội lên.
II.Cấu trúc tổng quát của hệ thần kinh thực vật ( HTKTV).
HTKTV được hoạt hóa chủ yếu bởi các trung tâm nằm trong sừng tủy sống, thân não, vùng dưới đồi. HTKTV hoạt động bằng các phản xạ tự chủ. Tín hiệu cảm giác từ các thụ thể thần kinh ngoại vi được truyền vào các trung tâm của sừng tủy sống, thân não hoặc vùng dưới đồi và các trung tâm này, truyền các đáp ứng phản xạ trở lại cơ quan hoặc các mô tế bào ngoại vi để kiểm soát các hoạt động của chúng. Các tín hiệu được truyền tới cơ thể thong qua hệ giao cảm và hệ đối giao cảm.
III.Giải phẫu sinh lý hệ thần kinh giao cảm ( TKGC).
Dây thần kinh giao cảm bắt nguồn từ trong sừng tủy sống (TS) giữa đoạn tủy ngang ngực 1 (T1) và thắt lưng 2 (L2). Hai chuỗi hạch giao cảm nằm dọc hai bên cột sống. Mỗi đường TK giao cảm bao gồm một sợi trước hạch và một sợi sau hạch.Thân tế bào ( nơron) của sợi trước hạch nằm trong phần giữa bên gần sừng trước TS và đi qua rễ vận động ( rễ trước) của TS – đi cùng dây TK TS vài centimet rồi tới hạch GC, tại đây khớp với sợi sau hạch đi tới các cơ quan.
Phân bố từng đoạn của dây TKGC: Từ T1 tới đầu, T2 tới cổ, T3,4,5,6 tới ngực, T7,8,9,10 va T11 tới bụng; T12, L1,2 tới các chi dưới. Sự phân bố này chỉ gần đúng thôi và thường chồng chéo nhau.
Giải phẫu sinh lý của hệ TK đối giao cảm (TKĐGC).
Các sởi ĐGC bắt nguồn từ hành não, tủy cổ, tủy cùng qua dây TK sọ não 3,7, 9,10 cũng như qua dây TKTS vùng xương cùng thứ 2,3. Khoảng 75% dây Tk ĐGC nằm trong dây TK phế vị ( dây 10) đi qua toàn bộ vùng ngực, bụng phân bố đến tim, phổi, thực quản, dạ dầy, ruột non, nửa phần trên của ruột kết, gan, túi mật, tụy và phần trên các niệu quản.
Các sợi ĐGC cùng dây TK sọ số 3 đi tới các cơ vòng của đồng tử, cơ mi của mắt. Các sợi ĐGC cùng dây TK sọ số 7 đi tới các tuiyến lệ, mũi và dưới hàm, cùng dây TK sọ số 9 tới tuyến nước bột.
Các sợi ĐGC vùng xương cùng tới đại tràng xuống, trực tràng, bang quang và các phần dưới niệu đạo và bộ phận sinh dụng ngoài.
Hạch TK ĐGC ở thành của các cơ quan. Sợi trước hạch ĐGC tới nơron, rồi các sợi sau hạch có chiều dài 1 mm tới nhiều centimet rời nơron để tới đúng các nội tạng.
III.Tính đối kháng giữa TKGC và TKĐGC. ( Bảng 1).
Cơ quan | TK giao cảm | TK đối giao cảm |
Mắt |
Giãn đồng tử
Lồi mắt
Rộng khe mi |
Co đồng tử
Thụt nhãn cầu
Hẹp khe mi |
Tuyến nước bọt | TIết nước bọt đặc, lít | Tiết nước bọt loãng nhiều |
Tim |
Nhanh
Tăng huyêt áp |
Chậm
Giảm huyết áp |
Phế quản |
Giãn phế quản
Giảm tiêt niệm dịch |
Co phế quản
Tăng tiết niêm dịch |
Thực quản |
Giảm nhu động
Giảm tiết dịch |
Tăng nhu động
Tăng tiết dịch |
Da |
Co mạch
Tái nhợt
Nổi gai ốc (da gà)
Vã mồ hôi |
Giãn mạch
Đỏ hồng
Vã mồ hôi |
Các đáp ứng với kích thích giao cảm và đối giao cảm thường đối kháng nhau. Sự đối kháng này phản ứng tương tác được phối hợp cao độ trong nội bộ hệ thần kinh trung ương. Mootj been kich thích bên kia ức chế. Sự kích động giao cảm làm tăng dị hóa và do đó làm tăng sinh nhiệt, làm tăng glucoza huyết, tăng nhịp tim: làm tăng huyết áp, xuất hiện cơn đau thắt ngực, ưu năng tuyến giáp, hạ huyết áp tư thế đứng. , giảm mức tưới máu ngoại biên và làm tăng mức tưới máu trung ương. TK ĐGC làm tăng đồng hóa.
IV. Rối loạn thần kinh thực vật.