Đặt vấn đề
Trẻ em là cơ thể đang lớn và phát triển, nhất là trong những năm đầu tiên của cuộc đời. Các bà mẹ cần theo dõi đánh giá tình trạng sức khỏe của trẻ qua giám sát sự tăng trưởng về thể chất và phát triển tinh thần vận động.
(Ảnh minh họah. Nguôn: Internet)
- Sự tăng trưởng về thể chất
Để đánh giá sự tăng trưởng về thể chất thường dựa vào các chỉ số cân nặng, chiều cao, vòng đầu, vòng ngực, vòng cánh tay…
1.1 Tăng trưởng về cân nặng
- Cân nặng trung bình của trẻ sơ sinh đủ tháng lúc mới đẻ là 3000g. Con trai thường lớn hơn con gái, con dạ thường nặng hơn con so.
- Sau đẻ do có mất cân sinh lý 10% (khoảng 150-300g) trong tuần đầu và đạt được cân nặng ban đầu vào ngày thứ 10 sau đẻ
- Cân nặng của trẻ tăng nhanh trong 6 tháng đầu, cân nặng tăng gấp đôi khi trẻ được 4-5 tháng và cuối năm cân nặng tăng gấp 3 lúc đẻ.
- Từ năm thứ 2 trở đi cân nặng tăng chậm hơn (1,5-2kg/năm)
- Công thức tính cân nặng của trẻ trên 1 tuổi:
Cân nặng (kg) = 9 + 1,5 (N – 1)
(N = số tuổi của trẻ tính theo năm)
1.2 Tăng trưởng về chiều cao
- Chiều cao trung bình của trẻ sơ sinh là 48-50cm
- Trong năm đầu chiều cao của trẻ tăng rất nhanh nhất là những tháng đầu sau đẻ
- 3 tháng đầu mỗi tháng tăng lên 3-3,5cm
- 3 tháng tiếp theo mỗi tháng tăng 2cm
- 6 tháng cuối mỗi tháng tăng 1-1,5cm
- Lúc 12 tháng chiều cao đạt từ 70-75cm
- Trên 1 tuổi trung bình mỗi năm tăng thêm 5cm
- Công thức tính chiều cao của trẻ trên 1 tuổi:
Chiều cao (cm) = 75 + 5 (N-1)
(N: số tuổi của trẻ tính theo năm)
1.3 Tăng trưởng vòng đầu, vòng cánh tay
- Vòng đầu của trẻ sơ sinh trung bình 30cm, lúc 1 tuổi là 45cm
- Vòng cánh tay lúc 1 tháng tuổi khoảng 11cm. Trẻ 1-5 tuổi là 14-15cm
- Với trẻ đẻ thiếu tháng có thể đánh giá phát triển thể chất dựa theo biểu đồ tăng trưởng Fenton, tính theo tuổi điều chỉnh của trẻ.
- Sự phát triển tâm thần, vận động
Sự phát triển về tâm thần vận động của trẻ diễn biến song song với sự tăng trưởng về thể chất và sự trưởng thành các chức năng trong cơ thể. Theo dõi sự phát triển tâm thần vận động của trẻ sẽ giúp các bà mẹ chăm sóc và giáo dục trẻ phù hợp theo lứa tuổi.
*Biểu đồ tăng trưởng
2.1 Trẻ sơ sinh
- Trẻ ngủ nhiều (20-24 giờ), có các phản xạ tự nhiên: tìm vú mẹ, bú, phản xạ nắm tay, phản xạ bắt chộp…
- Đặt trẻ nằm ngửa: tay chân ở tư thế co duỗi khác nhau.vận động tự phát, không chủ động được mọi động tác.
2.2 Trẻ 2 tháng
- Biết hóng chuyện, mỉm cười, mắt nhìn theo vật sáng di động.
- Đặt nằm sấp có thể ngẩng đầu từng lúc.
- Ngôn ngữ: phát âm líu lo.
2.3 Trẻ 3-4 tháng
- Trẻ có thể nhìn theo vật di động.
- Biết lẫy từ ngửa sang sấp.
2.4 Trẻ 5-6 tháng
- Biết lạ quen, nhận được mẹ.
- Lẫy được từ sấp sang ngửa, biết ngồi nhưng chưa vững.
2.5 Trẻ 7-9 tháng
- Trẻ có cảm xúc vui mừng hoặc sợ hãi.
- Tự ngồi vững hơn, trẻ biết bò.
- Có thể vẫy tay chào, hoan hô, biết phát âm ba ba, ma ma…
2.6 Trẻ 10-12 tháng
- Trẻ đứng vững, bắt đầu tập đi men, sử dụng ngón tay dễ dàng, linh hoạt.
- Chơi được trò chơi đơn giản, nói câu 2-3 từ (bà ơi…).
2.7 Trẻ 1-2 tuổi
- Lời nói phát triển nhanh, có thể nói được thành câu ngắn.
- Chỉ được các bộ phận trên cơ thể mình (mặt, mũi, tai, mắt…).
- Các động tác khéo léo hơn, có thể cầm cốc uống, cầm thìa ăn…
- Đi vững, bò được lên cầu thang, đứng lên ngồi xuống một mình, nhìn xa.
- Biết đòi đi vệ sinh.
- Trẻ 3 tuổi
- Lời nói phát triển nhiều, thường tự đặt câu hỏi, học thuộc bài hát ngắn.
- Đi nhanh, chạy theo bậc cửa, tập múa được.
- Tự phục vụ các một số việc đơn giản như cài cúc áo, đi tất, xúc cơm…
2.9 Trẻ 4-5 tuổi
- Ngôn ngữ phát triển, thích nghe kể chuyện và kể chuyện lại.
- Tay khéo léo, biết buộc dây, cầm dao kéo.
- Thích tìm hiểu về môi trường xung quanh.
- Khi đi học trẻ cảm thấy như bị bỏ rơi, trẻ cần được chăm lo vỗ về khi xa mẹ để thích nghi với đời sống cộng đồng.
Lưu ý: Trẻ sinh non đánh giá sự phát triển của trẻ theo tuổi điều chỉnh đến khi trẻ được 24 tháng tuổi.
- Sau thời điểm 24 tháng đánh giá sự phát triển của trẻ như các trẻ khác.
Khoa Sơ sinh