Các bé ở giai đoạn 8-9 tháng tuổi bắt đầu hào hứng khám phá các loại đồ ăn bằng tay, dù bé cũng cần có thời gian để học cách đưa đồ ăn lên miệng.
Các bé ở giai đoạn 8-9 tháng tuổi bắt đầu hào hứng khám phá các loại đồ ăn bằng tay, dù bé cũng cần có thời gian để học cách đưa đồ ăn lên miệng. Nghịch ngợm với các đồ ăn nhón tay là một trải nghiệm thú vị đối với bé yêu, vừa là bước quan trọng để rèn bé nếp ăn tự lập vừa giúp bé phát triển tốt kỹ năng vận động thô và kỹ năng phối hợp.
Đồ ăn nhón tay và sử dụng thìa
Bất kỳ thực phẩm nào vừa miệng, có thể chia thành các mẩu để bé cầm và tự ăn đều gọi là đồ ăn nhón (finger food).
Các đồ ăn nhón tay ví dụ như một mẩu hoa quả mềm rất phù hợp cho bé phát triển kỹ năng bốc nhón. Thoạt đầu có thể những động tác còn vụng về, không thành thục,nhưng cha mẹ đừng quá lo lắng và hãy động viên để bé làm tốt hơn.
Hầu hết các bé dưới 18 tháng đều khá lóng ngóng khi chạm vào chiếc thìa. Vì thế, cha mẹ có thể đưa con một chiếc thìa để bé làm quen ngay từ sớm. Thông thường, bé sẽ có các dấu hiệu để báo cho cha mẹ biết bé đã sẵn sàng luyện tập với những chiếc thìa. Bé có thể với tay tóm lấy chiếc thìa mẹ đang xúc cho bé và đưa lên miệng.
Cha mẹ có thể bắt đầu cho bé thử nghiệm với đồ ăn nhón tay như thế nào
Để giúp bé tập làm quen với đồ ăn nhón tay, mẹ chỉ cần rải vài mẩu đồ ăn như mẩu khoai tây, cà rốt, bánh mì lên khay ăn hoặc trên một chiếc đĩa nhưa.
Đặt bé ngồi ăn trên một chiếc ghế ăn cao chứ không nên ngồi trên xe đẩy để tránh tình trạng bé bị sặc. Hãy tạo cho bé khái niệm ghế ăn là nơi bé dùng bữa.
Những loại đồ ăn nào là đồ ăn nhón tay lý tưởng nhất?
Bé yêu có thể có khẩu vị đa dạng, nhưng bé vẫn chưa mọc nhiều răng. Vì thế, hãy bắt đầu với những loại đồ ăn mà con có thể nhai và dễ tan trong miệng. Khi bé lớn hơn, mẹ có thể đưa cho bé bất kỳ loại đồ ăn nào của người lớn.
Mẹ cần nhớ rằng trong giai đoạn này bé đang học cách cảm nhận màu sắc, độ mịn và mùi vị của thức ăn. Chính vì vậy, hãy cho bé trải nghiệm các món ăn đa dạng.
Đồ ăn cần được thiết kế để bé dễ cầm nắm nhưng cần hạn chế các loại gây hóc. Các loại rau cần được nấu chín mềm để bé dễ nhai, các loại đồ ăn cần được cắt thành mẩu nhỏ. Thậm chí, trong giai đoạn này, ngay cả một quả nho cũng có thể là nguyên nhân khiến bé bị sặc.
Sau đây là danh sách một số loại đồ ăn có thể cắt nhỏ làm Finger Food:
- Mẩu bánh mì
- Mẩu chuối hoặc các loại hoa quả được gọt vỏ như xoài, đào, lê, dưa hấu.
- Mì ống dạng xoắn cắt thành sợi
- Phô mai mềm
- Trứng luộc cắt nhỏ
- Một số loại rau được thái nhỏ như cà rốt, khoai tây, cà chua…
- Lơ xanh, lơ trắng
- Các loại thịt mềm như thịt gà, thịt bò….
Giải quyết bãi chiến trường
“Bãi chiến trường” trong bữa ăn cũng là một phần trong quá trình học cách ăn tự lập của bé. Để không khí giờ ăn bớt căng thẳng, mẹ có thể:
- Trải một tờ báo và một miếng vải ngay dưới khu vực ăn của bé.
- Đeo yếm cho bé
- Cắt đồ ăn thành dạng thanh sợi để bé dễ dàng cầm nắm
Dùng cốc
- Bé có thể học cách uống bằng cốc từ giai đoạn sớm.
- Trong thời gian cho con bú, đôi khi mẹ cũng cần ra ngoài và phải nhờ người khác con dùng sữa mẹ đã vắt ra. Trường hợp không muốn cho con dùng bình thì mẹ có thể dạy bé uống từ cốc.
- Khi em bé đạt 6 tháng, mẹ có thể cho bé thử một số thức uống mới ví dụ nước. Trong khi có thể cho bé uống nước lọc từ bình thì việc dùng cốc lại phù hợp hơn với các loại đồ uống khác. Bé bú bình có thể bú quá nhiều sữa (hoặc các loại đồ uống khác), không còn chỗ cho các thực phẩm khác.
- Về lâu dài, thường xuyên ti bình có thể khiến bé bị sâu răng, nhất là trong trường hợp bé đi ngủ trong khi miệng vẫn còn ti bình. Trong sữa có đường tự nhiên, sẽ phá hủy men răng của bé vào ban đêm. Nếu sử dụng cốc, tình trạng này sẽ được hạn chế.
Lê Mai