Vỗ rung kết hợp dẫn lưu tự nhiên là kỹ thuật quan trọng giúp bệnh nhân tống đờm ra khỏi đường hô hấp, làm giảm ứ đọng đờm ở những bệnh nhân bị bệnh đường hô hấp, những bệnh nhân hôn mê, liệt… có xuất tiết ứ đọng đờm dãi.
- Dẫn lưu tự nhiên là phương pháp làm sạch phế quản bằng cách kiểm soát hít vào và thở ra chậm với tư thế ngồi, nằm ngửa hoặc nằm nghiêng.
- Giải phóng tắc nghẽn mũi họng:
+ Đây là cách làm sạch khoang mũi và vòm mũi họng
+ Kích thích để hắt hơi
1.Chỉ định, chống chỉ định
Chỉ định
- Viêm phế quản phổi.
- Viêm phế quản.
- Viêm tiểu phế quản.
- Hen phế quản.
- Giãn phế quản.
Chống chỉ định
- Chấn thương lồng ngực.
- Trẻ mắc bệnh tim mạch.
- Tràn dịch, tràn khí màng phổi.
- Ung thư phổi.
- Dị tật đường thở.
- Ngay sau khi trẻ ăn no.
Nguyên tắc vỗ, rung
- Nguyên tắc của vỗ: Dùng tay vỗ nhẹ vào ngực nhằm tạo nên các sóng xung lực tác động qua thành ngực truyền vào phổi, làm các cục đờm ứ đọng dính vào phế quản bị bong ra rồi đờm được dẫn lưu vào phế quản lớn và ho tống ra ngoài.
- Nguyên tắc của rung: Động tác rung lồng ngực bổ sung cho kỹ thuật vỗ, tạo lực thúc đẩy đờm dễ thoát ra ngoài.
- Ngừng ngay vỗ, rung nếu các dấu hiệu hô hấp xấu đi.
- Cách xa bữa ăn (1h30).
- Tôn trọng các nguyên tắc vệ sinh.
- Chăm sóc
Kỹ thuật vỗ
- Bà mẹ khum bàn tay, khép các ngón tay vỗ vào ngực, lưng bằng cách lắc nhẹ cổ tay, vỗ nhịp nhàng, di chuyển tay trên thành ngực và sau lưng với nhịp và lực đều nhau.
- Đối với trẻ sơ sinh tác động lực khi vỗ chủ yếu là 2/3 bàn tay nghiêng về phía các ngón tay.
- Thời gian vỗ từ 1 đến 3 phút ở mỗi khu vực.
- Tư thế bàn tay đúng khi vỗ lồng ngực.
Kỹ thuật rung
- Nguyên lý: Làm tăng luồng khí thở ra.
- Kỹ thuật: Bàn tay của người rung tiếp xúc thật sát với lồng ngực, lưng bệnh nhân, gồng toàn bộ cánh, cẳng tay và đẩy nhẹ trong suốt khi thở ra
- Lặp lại 5 lần rung ở một vị trí trên lồng ngực.
Dẫn lưu tự nhiên
- Kỹ thuật này cho phép giảm sức cản phế quản và giúp trẻ dễ thở hơn.
- Bà mẹ ép 2 tay xuống ngực trong lúc trẻ thở ra.
Các tư thế vỗ lồng ngực và dẫn lưu ở trẻ
- Thùy trên phổi
- Thùy dưới phổi
Giải phóng tắc nghẽn mũi họng
- Giải phóng tắc nghẽn mũi họng làm thông thoáng đường thở trên tránh sự nhiễm bệnh và lập lại chức năng sinh lý của mũi
- Đặt trẻ nằm ngửa
- Bà mẹ đặt đứa trẻ nghiêng mặt về một bên, nhỏ nước muối sinh lý vào lỗ mũi phía trên, kiểm soát để cho nước nhỏ mũi chảy xuống lỗ mũi sau, giữ chặt cằm đứa trẻ.
- Làm tương tự với lỗ mũi bên kia, sau đó cho trẻ nằm ngồi hoặc nằm sấp để dịch tiết chảy ra ngoài.
- Kỹ thuật này hơi khó nhưng nếu bà mẹ cố gắng làm cho con thì sẽ rất tốt cho trẻ, giúp trẻ dễ thở do đờm dãi được làm sạch.
Chú ý khi vỗ, rung
- Tổng thời gian vỗ và rung không quá 30 phút.
- Vỗ lồng ngực cho trẻ khi dạ dày rỗng, tốt nhất là trước bữa ăn hoặc sớm nhất là 1 giờ sau khi ăn để tránh gây nôn. Có thể tiến hành vỗ lồng ngực nhiều lần trong ngày.
- Trước và sau khi vỗ rung lồng ngực bạn phải hút đờm dãi khỏi mũi họng của trẻ.
- Trước khi vỗ lồng ngực hãy cởi bỏ bớt quần áo bó chặt khỏi người trẻ, đặt trẻ ở tư thế thích hợp. Trẻ có thể nằm úp lên ngực mẹ, nằm úp lên đùi mẹ nghiêng mặt về một bên, nằm ngửa trên đùi mẹ đầu hơi ngửa về sau.
- Cha mẹ tháo bỏ nhẫn, đồng hồ và vòng đeo tay. Phủ một tấm vải mỏng lên người trẻ nếu trẻ cởi trần, tránh vỗ trực tiếp vào da của trẻ.
- Tiếp đó gập bàn tay của bạn ở chỗ cổ tay rồi khum bàn tay lại. Giữ cho ngón cái ép vào ngón trỏ. Khi vỗ vào lồng ngực, bạn sẽ nghe thấy âm thanh rỗng bồm bộp do khí bị kẹt giữa lòng bàn tay khum và lồng ngực gây ra. Nếu ânh thanh phát ra bèn bẹt, giống như khi vỗ tay, thì cần kiểm tra lại vì có thể bàn tay bạn cong chưa đủ.Vỗ đúng cách không hề gây đau cho trẻ.
- Thực hiện vỗ lồng ngực, bạn chỉ cần di chuyển cổ tay chứ không di chuyển cánh tay và vai.Vỗ bên trái rồi sang bên phải. Chú ý không vỗ vào vùng dạ dày, xương ức hay xương sống. Khi thao tác vỗ long đờm cần thực hiện dứt khoát và đều đặn, nhưng không quá mạnh, khoảng 1-3 phút ở mỗi vị trí.
- Vỗ long đờm sẽ hỗ trợ cho việc điều trị viêm phổi nhanh khỏi hơn.
Khoa Sơ sinh