1. Chẩn đoán
1.1. Lâm sàng
Bệnh xảy ra đột ngột: đau đầu dữ dội, rối loạn ý thức, hôn mê, liệt nửa người
1.2. Xét nghiệm
Dịch não tủy: Dịch máu để không đông; dịch hồng, dịch vàng ( xuất huyết sau 24 giờ), tế bào bình thường.
Công thức máu đa số trong giới hạn bình thường.
Chụp cắt lớp CT cho biết các vị trí chảy máu não: chảy máu dưới màng cứng, dưới màng nhện, ổ tụ máu trong não, chảy máu trong não thất.
2. Điều trị
– Chuyển phẫu thuật thần kinh khi bệnh nhân hôn mê, máu tụ lớn trong sọ não.
– Bước đầu theo dõi, điều trị nội khoa khi máu tụ trong sâu, bệnh nhân không hôn mê.
2.1. Chăm sóc bệnh nhân
Nằm đầu cao 30º, tránh kích thích. Theo dõi mạch, huyết áp, nhịp thở, sự tiến triển ý thức, triệu chứng thần kinh.
2.2. Đảm bảo hô hấp
Hút đờm, duy trì thông khí, áp lực pCO2 32-34 mmHg, thở oxy
2.3. Đảm bảo tuần hoàn
Duy trì thăng bằng nước điện giải. Truyền các dung dịch Ringer Lactat 50ml/kg/ngày, không dùng các dung dịch ngọt vì đường huyết cao sẽ làm toan hóa vùng tổn thương, bệnh sẽ nặng lên.
2.4. Chống phù não, giảm áp lực sọ não
Truyền mannitol 20% liều 0.5g/kg, truyền nhanh 60 giọt/phút, 2 lần/ngày, không dùng quá 3 ngày.
– Có thể dùng dexamethason 0.4 mg/kg, 2 lần/ ngày khi có phù não.
– Lasix 1.5-2mg/kg cho bệnh nhân có tăng áp lực sọ não, cao huyết áp.
Điều trị triệu chứng
– Giảm đau đầu: paracetamol 15mg/kg, uống 2-3 lần/ngày
– Bệnh nhân vật vã: An thần diazepam 0.3-0.5 mg/kg/lần uống hoặc gardenal 3-5 mg/kg/ ngày, uống.
– Các thuốc bảo vệ tế bào thần kinh: Cerebrolysin 0.2ml/kg tiêm tĩnh mạch trong 10 ngày. Nootropin 50 mg/kg, Duxil 1-2 viên/ngày
– Dinh dưỡng đảm bảo đủ số lượng, chất lượng
– Kiểm soát dịch đưa vào, dịch thải ra, nước tiểu.
2.5. Chụp mạch máu não, hội chẩn ngoại
Can thiệp trực tiếp di dạng phồng mạch bằng cách nút mạch.
Ra viện, kê đơn, hẹn khám lại,điều trị ngoại trú.
Theo Hướng dẫn Chẩn đoán,
Điều trị bệnh trẻ em
Chủ biên: GS Nguyễn Công Khanh
PGS-TS Nguyễn Thanh Liêm