Y học thường thức
Tìm theo chuyên mục
-
XOA BÓP BẤM HUYỆT KẾT HỢP CHĂM SÓC – THỰC DƯỠNG ĐIỀU TRỊ TÁO BÓN TRẺ EM
Táo bón là tình trạng không hiếm gặp ở trẻ em, chiếm đến 5% số lần thăm khám nhi khoa, trong đó 95% các trường hợp táo bón ở trẻ em là táo bón chức năng, không phải do thực tổn. Táo bón báo hiệu hệ tiêu hóa của trẻ không mạnh khỏe, lâu ngày sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Xem tiếp
-
Hướng dẫn sử dụng và theo dõi bình dẫn lưu kín
148 24/09/2024Hệ thống dẫn lưu kín bao gồm ống dẫn lưu được đặt từ các khoang ngực hoặc trung thất của người bệnh nhằm mục đích dẫn khí hoặc máu, dịch bất thường ra ngoài cơ thể của người bệnh vào một hệ thống bình kín có áp lực hút, giúp tránh nguy cơ tràn khí/dịch trong các khoang này. Để đảm bảo hệ thống kín và áp lực hút liên tục, ống dẫn lưu sẽ được nối với một máy hút áp lực âm liên tục hoặc vào bình dẫn lưu kín. Xem tiếp
-
Khó cũng không bỏ cuộc: Các bác sĩ ghép thận thành công cho bệnh nhi suy thận mạn giai đoạn cuối, suy tim trên bệnh nền rối loạn đông máu
Ngày 27/8 vừa qua, các y bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung ương đã ghép thận thành công cho bệnh nhi S.A (8 tuổi) suy thận mạn giai đoạn cuối trên nền bệnh Von Willebrand gây rối loạn đông máu, kèm theo suy tim. Đây được xem là một trong những ca ghép thận khó khăn nhất từ trước đến nay của Bệnh viện. Xem tiếp
-
Bệnh sởi có diễn biến phức tạp ở nhiều địa phương – Cần khẩn trương nâng cao các biện pháp phòng bệnh
Chiều ngày 27/8/2024, UBND TP. Hồ Chí Minh đã chính thức công bố dịch sởi trên toàn thành phố trước bối cảnh các ca sởi tăng nhanh và đã có 3 trẻ tử vong vì sởi. Tại một số tỉnh khu vực phía Nam và tại các tỉnh Nghệ An, Thanh Hóa, tình hình bệnh sởi cũng đang có dấu hiệu gia tăng và diễn biến phức tạp. Vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo người dân cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa bệnh hiệu quả cho trẻ trong mùa tựu trường và dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 đang tới gần. Đặc biệt, cần rà soát lại tình trạng tiêm chủng, tiêm bù vắc xin ngay cho trẻ để hạn chế nguy cơ lây lan bệnh. Xem tiếp
-
[INFOGRAPHIC] Nguyên nhân gây nhức, mỏi mắt ở trẻ và giải pháp chăm sóc, bảo vệ mắt cho con đúng cách
Trở lại trường học đồng nghĩa với việc các con sẽ tập trung vào bảng đen, sách vở, nhìn chăm chú vào màn hình máy tính trong thời gian dài và liên tục. Vì vậy, không ít phụ huynh vô cùng lo lắng khi con có thể gặp tình trạng nhức mỏi, khó chịu ở mắt. Bài viết này sẽ giúp cha mẹ hiểu rõ các nguyên nhân gây nhức, mỏi mắt ở trẻ và giải pháp chăm sóc, bảo vệ mắt cho con đúng cách Xem tiếp
-
Trẻ bị bỏng không bôi mỡ trăn để tránh gây hậu quả nặng hơn – Bác sĩ hướng dẫn cách sơ cứu đúng tại nhà
Bỏng nước canh là một trong những tai nạn bỏng phổ biến ở trẻ em, tuy nhiên việc sơ cứu ban đầu chậm trễ và không đúng cách vẫn thường xảy ra. Điều này không chỉ kéo dài thời gian điều trị mà còn ảnh hưởng đến thẩm mỹ cũng như chất lượng sống của trẻ. Xem tiếp
-
Phẫu thuật thành công trường hợp thoát vị hoành bẩm sinh kèm theo thận lạc chỗ trên lồng ngực và phổi biệt lập
Vừa qua, các y bác sĩ Trung tâm Ngoại tổng hợp - Bệnh viện Nhi Trung ương đã tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho Bé trai Tr.Q.D (6 tuổi, ở Hà Nội) bị thoát vị hoành bẩm sinh kèm theo thận lạc chỗ trên lồng ngực và phổi biệt lập. Đây là dị tật bẩm sinh phức tạp, có tỉ lệ tử vong cao, đòi hỏi chuyên môn và sự phối hợp giữa các chuyên khoa khác nhau một cách chặt chẽ. Xem tiếp
-
5 trẻ đuối nước, trong đó 4 ca nguy kịch do sơ cấp cứu sai cách – Báo động tình trạng đuối nước ở trẻ em và những sai lầm cần tuyệt đối tránh khi sơ cấp cứu ban đầu
Tuần vừa qua, Khoa Điều trị tích cực Nội khoa - Bệnh viện Nhi Trung ương đã tiếp nhận 5 trường hợp đuối nước nghiêm trọng, trong đó chỉ có 1 trẻ được sơ cấp cứu ban đầu đúng cách nên đã hồi phục tốt, 4 trẻ còn lại do không được thổi ngạt, ép tim ngay mà bị bế dốc chạy nên vẫn trong tình trạng nguy kịch. Dù đã được các cơ quan chuyên môn và truyền thông cảnh báo rất nhiều, nhưng tình trạng sơ cấp cứu ban đầu sai cách bằng cách dốc ngược nạn nhân đuối nước chạy vẫn xảy ra. Xem tiếp
-
Liên tiếp 4 trẻ nhập viện trong tình trạng nặng do ong đốt – Khuyến cáo của bác sĩ về cách xử trí và các biện pháp phòng tránh
Bạn có biết rằng một vết đốt của ong vò vẽ có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng như thế nào không? Sốc phản vệ, suy đa tạng, thậm chí tử vong là những biến chứng có thể xảy ra nếu không được cấp cứu kịp thời. Trong hai tuần vừa qua Bệnh viện Nhi Trung ương đã tiếp nhận cấp cứu và điều trị cho 4 trẻ bị ong vò vẽ đốt, trong đó có 2 trường hợp nhập viện trong tình trạng rất nặng. Xem tiếp
-
Bệnh ho gà xuất hiện trở lại – Những điều cha mẹ cần biết để phòng bệnh cho trẻ
Ho gà là bệnh lây truyền qua đường hô hấp. Bệnh có thể gây biến chứng nguy hiểm thậm chí tử vong nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Xem tiếp