Y học thường thức
Tìm theo chuyên mục
-
Cứu sống bé gái 4 tuổi bị tai nạn nguy kịch vì nghịch tay ga xe máy
Ngày 29/08/2022, các bác sĩ khoa Cấp cứu và Chống độc, Bệnh viện Nhi Trung ương vừa tiếp nhận điều trị cho một bé gái 4 tuổi (ở Hà Nội) nhập viện trong tình trạng chấn thương ngực kín, đụng dập nhu mô phổi, chấn thương gan và vỡ xương sọ do trẻ bất ngờ vặn tay ga khi ngồi phía trước người điều khiển xe gắn máy. Xem tiếp
-
Yêu thương, thấu hiểu và đồng hành cùng trẻ tự kỷ
Khó khăn về giao tiếp và tương tác xã hội chính là những rào cản lớn khiến trẻ tự kỷ không thể truyền đạt mong muốn của mình với người khác hoặc không hiểu hết những điều diễn ra xung quanh. Ngược lại, cha mẹ, thầy cô cũng không dễ để nắm bắt hết mong muốn của trẻ, vì vậy trẻ có thể luôn ở trong trạng thái bất an, lo sợ. Trẻ tự kỷ rất cần được quan tâm, chăm sóc, chia sẻ và giúp đỡ để cảm thấy yên tâm hơn. Với trẻ tự kỷ, tình yêu thương, sự thấu hiểu của mọi người là điều vô cùng quan trọng, giúp trẻ sớm hoà nhập với cuộc sống và có một tương lai tốt đẹp hơn Xem tiếp
-
Thắp lên hy vọng cho bé gái 10 tháng tuổi mắc dị tật sọ mặt hiếm gặp
“Thời gian đầu mới sinh, em không dám nhìn con, cứ nhìn con là em lại không kìm được nước mắt vì thấy thương, thấy tội cho con quá. Em không biết bệnh của con có chữa trị được không, rồi tương lai con sẽ ra sao. Giờ đây khi thấy con khoẻ mạnh, ngoại hình được cải thiện từng ngày em thấy thật kỳ diệu, mọi việc đều vượt quá mong đợi của em” Xem tiếp
-
“Hồi sinh” trái tim mắc bệnh lý phức tạp, cứu sống bé trai 8 tuổi người Lào
Vừa qua, các bác sĩ Trung tâm Tim mạch - Bệnh viện Nhi Trung ương đã phẫu thuật thành công, sửa chữa toàn bộ dị tật tim bẩm sinh cho bé trai K.B (8 tuổi, Quốc tịch Lào) mắc bệnh lý tim bẩm sinh phức tạp: chuyển gốc động mạch, thông liên thất, hẹp phổi nặng. Kể từ đây, bé K.B đã có thể bước vào một hành trình mới cùng trái tim lành. Xem tiếp
-
Hướng dẫn cha mẹ nhận biết trẻ tự kỷ qua từng độ tuổi
Tự kỷ là một rối loạn phát triển lan toả với mức độ từ nhẹ đến nặng do rối loạn phát triển hệ thần kinh. Bệnh thường khởi phát trước 3 tuổi và diễn biến kéo dài khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống. Tuy nhiên, nếu được phát hiện và can thiệp sớm cùng sự hỗ trợ từ gia đình và cộng đồng, trẻ mắc tự kỷ sẽ có khả năng phát triển các giá trị bản thân, hòa nhập cộng đồng Xem tiếp
-
Tên các biến thể của vi rút SARS-CoV-2 được đặt như thế nào; Biến thế phụ BA.2.75 của Omicron có nguy cơ xâm nhập vào nước ta có thực sự đáng lo ngại?
Một biến thể phụ mới nổi của Omicron, BA.2.75, có biệt danh là “Centaurus - Nhân mã” đang là lý do tạo ra các các “làn sóng” lo lắng trên mạng xã hội toàn cầu. Mặc dù đến nay, theo thông tin chính thức từ Bộ Y tế ngày 17/8/2022, biến thể phụ này chưa xuất hiện tại Việt Nam, nhưng nguy cơ xâm nhập vào nước ta là hoàn toàn có thể. Dư luận trong nước cũng không tránh khỏi những lo lắng và hoang mang. Tại sao biến thể mới lại mang biệt danh có tính thiên văn (Nhân mã), chúng ta đã biết gì về biến thể phụ này, và nó có thực sự là nguyên nhân gây lo lắng không? Xem tiếp
-
Cập nhật thông tin sức khỏe bé trai 3 tuổi nghi bị bạo hành, cho vào tủ cấp đông
Đêm 13/8, Bệnh viện Nhi Trung ương đã tiếp nhận trường hợp cháu N.H.Đ (SN 2019) nhập viện cấp cứu trong tình trạng sưng nề vùng đầu mặt, xuất huyết toàn bộ vùng mặt, nhiều vết xây xước ở cổ, nghi ngờ có dấu hiệu bị bạo hành. Xem tiếp
-
Nhận thức đúng để phát hiện sớm và trợ giúp kịp thời cho trẻ tự kỷ
Truyền thông giáo dục sức khỏe, cung cấp kiến thức cơ bản về tự kỷ cho các phụ huynh là giải pháp quan trọng, nhằm phát hiện sớm trẻ tự kỷ trong cộng đồng Xem tiếp
-
Những lầm tưởng phổ biến về trẻ tự kỷ
Nhận thức của xã hội về chứng tự kỷ vẫn còn rất thấp, nhiều người nhắc đến tự kỷ, trêu đùa về chứng tự kỷ mà chưa hiểu hết mức độ nghiêm trọng của hội chứng này đến cá nhân, gia đình người bệnh và toàn xã hội. Từ đó gây ra nhiều lầm tưởng sai lệch về hội chứng này ở trẻ Xem tiếp