Y học thường thức
Tìm theo chuyên mục
-
Phẫu thuật thành công khe hở chéo mặt hiếm gặp
2.643 25/01/2019Khe hở chéo mặt Tessier số 4 (khe hở mắt – miệng) nằm trong nhóm các khe hở mặt hiếm gặp trong y văn với tỷ lệ 1.43 – 4.85 : 100,000 trẻ. Tổn thương phần mềm đặc trưng là khe hở từ bờ dưới mi mắt đến môi trên ở vị trí giữa nhân trung và khóe miệng. Kèm theo là dị tật nhãn cầu teo nhỏ hoặc không có nhãn cầu, khuyết xương hàm, có thể có khe hở vòm miệng gây ảnh hưởng nặng nề về cả thẩm mỹ và chức năng. Xem tiếp
-
Hướng dẫn cách xử trí khi trẻ bị sốt
35.816 11/12/2018Sốt là khi nhiệt độ cơ thể tăng trên mức bình thường (≥ 37.5°C) Xem tiếp
-
Hồi sinh cuộc sống cho 5 bệnh nhi động kinh kháng thuốc nhờ ứng dụng điện não đồ vỏ não trong phẫu thuật động kinh
2.415 06/12/2018Tại Bệnh viện Nhi Trung ương, từ tháng 10/2017 đến tháng 4/2018, với sự hỗ trợ chuyển giao kỹ thuật của các chuyên gia đến từ trường ĐH Alabama (Mỹ) trong ứng dụng điện não đồ vỏ não trong phẫu thuật động kinh, các bác sĩ chuyên khoa Thần Kinh đã tiến hành điều trị thành công cho 5 bệnh nhi chẩn đoán động kinh kháng thuốc. 5 bệnh nhi này gồm 3 trẻ nam và 2 trẻ nữ, tuổi từ 12 tháng đến 11 tuổi, với các ổ động kinh nằm ở thùy trán, thùy đỉnh, hay ở sát vùng chức năng. Xem tiếp
-
Hướng dẫn chăm sóc da cho trẻ viêm da cơ địa
5.870 27/11/2018Bệnh viêm da cơ địa (VDCĐ) còn gọi là bệnh chàm thể tạng, eczema. Viêm da cơ địa là bệnh da phổ biến nhất, đặc biệt trong thời kỳ thơ ấu. Triệu chứng điển hình của bệnh là các thương tổn da khô kèm theo ngứa và hay tái phát. Xem tiếp
-
Chăm sóc bệnh nhân sau mổ khe hở vòm miệng
8.567 21/11/2018Khe hở môi vòm miệng là dị tật bẩm sinh do rối loạn phát triển xương sọ mặt, xuất hiện ở tuần thứ 6 - 12 của thai kỳ. Đây là dị tật hay gặp nhất của vùng hàm mặt. Khe hở vòm miệng được phân loại dựa trên mức độ thương tổn (gồm khe hở vòm miệng toàn bộ và khe hở vòm miệng không toàn bộ). Xem tiếp
-
BV Nhi Trung ương: Giải mẫn cảm cho bệnh nhi phản vệ với thuốc điều trị ung thư
2.038 07/11/2018Giải mẫn cảm trong chuyên ngành dị ứng là phương pháp cuối cùng để xử lý các trường hợp bệnh nhân phản ứng với các chế phẩm là thuốc điều trị duy nhất, không có lựa chọn khác để thay thế. Đây là công việc khó khăn vì nguyên lý của giải mẫn cảm là dùng chính loại thuốc mà bệnh nhân đã phản ứng để điều trị cho bệnh nhân. Giải mẫn cảm trong trường hợp người bệnh có dấu hiệu phản vệ lại càng nguy hiểm vì nguy cơ tử vong rất cao, bệnh nhân rất có thể lặp lại sốc trong quá trình giải mẫn cảm. Xem tiếp
-
Dính phanh lưỡi ở trẻ em
34.989 30/10/2018Dính phanh lưỡi (còn gọi là dính lưỡi) là dị tật bẩm sinh nhẹ, trong đó phanh lưỡi (lớp màng mỏng nằm dưới lưỡi) bị ngắn, dầy và căng, khiến chuyển động của lưỡi bị hạn chế. Xem tiếp
-
Giải đáp một số thắc mắc về việc nuôi con bằng sữa mẹ
2.992 22/10/2018Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo, dễ tiêu hóa hấp thụ và có đủ các chất dinh dưỡng đáp ứng đủ nhu cầu cho sự phát triển thể chất, tinh thần và trí tuệ của trẻ. Trẻ bú sữa mẹ ít khi bị suy dinh dưỡng và thừa cân béo phì sau này. Xem tiếp
-
Bệnh nhi đẻ non có bố mẹ tử vong trong đám cháy gần bệnh viện Nhi Trung đã ổn định, được ra viện
1.750 19/10/2018Sau hơn 1 tháng điều trị, dưới sự chăm sóc tận tình của đội ngũ y bác sĩ khoa Điều trị tích cực, bệnh viện Nhi Trung ương cũng như sự quan tâm giúp đỡ của các cấp chính quyền, các nhà hảo tâm, sức khỏe cháu Tạ Công M (ở Thanh Sơn, Phú Thọ) đã ổn định. Ngày 17/10, trẻ được ra viện. Xem tiếp
-
Bé trai 5 tuổi vỡ đốt sống, viêm phổi dai dẳng vì bị thanh nứa đâm xuyên khi chơi đùa
2.051 16/10/2018Tháng 1 năm 2018, trong lúc chơi đùa với bạn, bé trai Nguyễn V.M (5 tuổi, Thái Bình) bị bạn chọc que nứa (loại dùng để xiên thịt nướng) vào vùng ngực bên phải. Sau va chạm, bé M chỉ bị rớm chút máu ở da vùng nách phải. Tuy nhiên, kể từ đó, bé M liên tục phải đi bệnh viện để điều trị viêm phổi. Tháng 10 năm 2018, khi đến khám tại Bệnh viện Nhi TW, bé được các bác sĩ phát hiện trong cơ thể có một dị vật dài nhọn ở nhu mô phổi thùy bên phải. Đây cũng chính là thủ phạm khiến cháu M mắc viêm phổi tái diễn. Xem tiếp