Trang chủ » Y học thường thức - SK&BL Trẻ em » Y học thường thức » Bé gái 17 tháng tuổi bị dập nát ngón tay do máy thêu của gia đình – Cảnh báo tai nạn trẻ em trong sinh hoạt hàng ngày

Bé gái 17 tháng tuổi bị dập nát ngón tay do máy thêu của gia đình – Cảnh báo tai nạn trẻ em trong sinh hoạt hàng ngày

Thời gian vừa qua, khoa Chỉnh hình, Bệnh viện Nhi Trung ương liên tục tiếp nhận một số trẻ nhập viện do tai nạn sinh hoạt. Trong số đó, có trường hợp trẻ bị kẹt tay vào cửa, bỏng nước sôi, ngã xe đạp,…

Mới đây nhất là bé gái A.N (17 tháng tuổi, ở Hà Nội) bị dập nát 2 ngón tay do cho tay vào máy thêu quần áo. Mẹ bé A.N cho biết: “Gia đình tôi mở xưởng thêu quần áo tại nhà, trong lúc tôi đang làm không để ý, cháu đã vô tình cho tay vào máy thêu đang hoạt động nên bị cuốn tay vào. Ngay sau khi phát hiện sự việc, gia đình đã vội vã đưa cháu đến bệnh viện huyện để cấp cứu và sau đó chuyển đến Bệnh viện Nhi Trung ương”.

Ngón tay trẻ thời điểm nhập viện

Trực tiếp phẫu thuật cho bệnh nhi, BSCKII Lê Tuấn Anh – Phó Trưởng Khoa Chỉnh hình, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, thời điểm nhập viện, ngón 2 và 3 bàn tay phải có nguy cơ phải cắt cụt, do vết thương bầm dập nhiều, kèm theo các dị vật như dầu mỡ,… của máy thêu nên việc giữ lại ngón tay cho bệnh nhi rất khó khăn. Tuy nhiên, các bác sĩ đã quyết tâm bảo tồn ngón tay cho trẻ.

BSCKII Lê Tuấn Anh cùng ekip phẫu thuật cho bệnh nhi

Sau 2,5 tiếng phẫu thuật, ekip đã kết hợp xương, khâu nối gân ngón tay cho trẻ. Hiện tại, sau phẫu thuật, tình trạng bệnh nhi ổn định, vết thương khô, ngón tay 2 và 3 đã hồng hào và trẻ đã được xuất viện” – BS CKII Lê Tuấn Anh cho hay.

BSCKII Lê Tuấn Anh Thăm khám cho một bệnh nhi đang điều trị tại khoa do bị hoại tử do kẹt chân

Theo các bác sĩ, trẻ nhỏ thường hiếu động, thích tò mò, chưa có kiến thức, kỹ năng phòng tránh nên rất dễ bị tai nạn sinh hoạt.Thời gian vừa qua, liên tục các ca nhập viện do tai nạn sinh hoạt là do kẹt tay vào cửa, máy thêu, máy lọc nước của gia đình, bỏng nước sôi,…đều gặp phải tổn thương phức tạp, khó hồi phục.

Chính vì vậy, các bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung ương khuyến cáo cha mẹ cần cẩn trọng, có các biện pháp đảm bảo an toàn, chú ý đến các tình huống có thể gây rủi ro cho trẻ. Nếu không may trẻ gặp tai nạn, gia đình nên sơ cứu và nhanh chóng đưa bé đến cơ sở y tế chuyên khoa gần nhất để được cấp cứu và xử trí kịp thời.

Vy Hiếu – Phòng Thông tin điện tử
Ảnh: Lê Hiếu

Chuyên mục: Y học thường thức

Bài viết liên quan

Thời gian làm việc

  • Hành chính: 7h00 - 16h30 (thứ 2 - 6)
  • Khám & Cấp cứu: 24/24

BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG
ĐI ĐẦU & DẪN ĐẦU

  • Đội ngũ giáo sư, chuyên gia số 1 trong ngành nhi khoa Việt Nam
  • Cơ sở vật chất, thiết bị y tế hiện đại bậc nhất
  • Các công trình nghiên cứu y khoa dẫn đầu ngành
  • Áp dụng Bảo hiểm y tế, bảo hiểm bảo lãnh đầy đủ
  • Chi phí khám chữa bệnh hợp lý nhất
  • Chăm sóc chu đáo, toàn diện cho trẻ em