Trang chủ » Y học thường thức » Bệnh viện Nhi Trung ương kiểm soát tốt bệnh Tay-Chân-Miệng

Bệnh viện Nhi Trung ương kiểm soát tốt bệnh Tay-Chân-Miệng

 

Hiện cả nước đã có 60 tỉnh, thành có dịch bệnh Tay-Chân-Miệng (TCM) với hơn 36.000 ca mắc. Trong đó, 87 trường hợp tử vong. Nhóm tuổi mắc bệnh tập trung ở lứa tuổi mầm non, nhưng gần đây đã xuất hiện ca bệnh ở người lớn thậm chí ở người cao tuổi. Theo số liệu nghiên cứu và tổng hợp, Bệnh viện Nhi đồng 2, TP.Hồ Chí Minh, tính từ đầu năm đến tháng 7/2011 có 13.330 ca đến khám mắc TCM. Trong số đó có 3.580 trường hợp nặng phải nhập viện và 17 ca tử vong. Là một địa phương ít có ca mắc nhưng tính từ đầu năm đến nay, Quảng Ngãi cũng đã có gần 1.300 ca mắc bệnh, 2 tử vong. Dự báo từ nay đến cuối năm sẽ còn ít nhất một đợt bùng phát TCM nữa.
Theo Thạc sĩ, bác sĩ Đỗ Thiện Hải khoa Truyền nhiễm, BV Nhi TW cho biết từ đầu năm đến nay khoa đã tiếp nhận và điều trị khoảng 190 trường hợp được chẩn đoán bệnh TCM. Trong 2 tháng 7 – 8 có khoảng 60 bệnh nhi nhập viện. Hầu hết bệnh nhi nhập viện khi được chẩn đoán là bệnh ở độ 2 trở lên. Sau thời gian chăm sóc và điều trị, các bệnh nhân đều đã hồi phục tốt, một số bệnh nhi có biến chứng viêm não – màng não, viêm phổi nhưng cũng đã ổn định và xuất viện, không có trường hợp tử vong.
Bác sĩ Hải cho biết, một số trường hợp đã tìm được vi rút đường ruột trong dịch tỵ hầu, còn lại chưa xác định được căn nguyên, hầu hết các trường hợp chưa xác định được nguồn lây cụ thể.
Trong quá trình thăm khám và điều trị tại bệnh viện Nhi Trung ương, cha mẹ bệnh nhi cũng được các bác sỹ, điều dưỡng giải thích và tư vấn cách chăm sóc, vệ sinh, cách phòng biến chứng, cách phòng lây nhiễm cho trẻ khác do đó không có trường hợp gia đình có thêm cháu khác bị mắc bệnh.
Các bác sĩ cũng khuyến cáo phụ huynh nên phát hiện sớm nguồn lây và cách ly tương đối bệnh nhi với trẻ khác, đặc biệt là trẻ nhỏ. Vệ sinh môi trường xung quanh mà trẻ tiếp xúc như sàn nhà, các vật dụng quanh trẻ, chất thải…. Vệ sinh cá nhân cho trẻ sạch sẽ nhằm phòng các biến chứng nhiễm trùng toàn thân. Đồng thời nâng cao thể trạng và tiêm phòng đầy đủ là những biện pháp giúp trẻ không mắc bệnh, không bị biến chứng nặng và không lây lan cho trẻ khác.



Chuyên mục: Y học thường thức

Bài viết liên quan

Thời gian làm việc

  • Hành chính: 7h00 - 16h30 (thứ 2 - 6)
  • Khám & Cấp cứu: 24/24

BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG
ĐI ĐẦU & DẪN ĐẦU

  • Đội ngũ giáo sư, chuyên gia số 1 trong ngành nhi khoa Việt Nam
  • Cơ sở vật chất, thiết bị y tế hiện đại bậc nhất
  • Các công trình nghiên cứu y khoa dẫn đầu ngành
  • Áp dụng Bảo hiểm y tế, bảo hiểm bảo lãnh đầy đủ
  • Chi phí khám chữa bệnh hợp lý nhất
  • Chăm sóc chu đáo, toàn diện cho trẻ em