Trang chủ » Y học thường thức - SK&BL Trẻ em » Y học thường thức » Cách chăm sóc trẻ bị táo bón

Cách chăm sóc trẻ bị táo bón

Táo bón là sự giảm số lần bài xuất phân bình thường, kèm theo khó và đau khi bài xuất phân do phân rắn hoặc quá to. Táo bón không phải là một bệnh mà là triệu chứng gặp trong nhiều bệnh khác nhau. Táo bón có thể cấp tính trong vài ngày hoặc kéo dài vài tuần, vài tháng, tái phát nhiều đợt.

Táo bón là sự giảm số lần bài xuất phân bình thường, kèm theo khó và đau khi bài xuất phân do phân rắn hoặc quá to. Táo bón không phải là một bệnh mà là triệu chứng gặp trong nhiều bệnh khác nhau. Táo bón có thể cấp tính trong vài ngày hoặc kéo dài vài tuần, vài tháng, tái phát nhiều đợt.

1. Trẻ được xác định táo bón khi nào?

Để xác định trẻ có bị táo bón hay không cần dựa vào số lần đi ngoài trong 1 ngày của trẻ. Trẻ được coi là bị táo bón khi:

  • Trẻ sơ sinh: đi ngoài < 2 lần/ ngày
  • Trẻ bú mẹ: đi ngoài > 2 ngày/ lần
  • Trẻ lớn: đi ngoài > 3 ngày/ lần

2. Tại sao trẻ bị táo bón?

a. Do bệnh lý

  • Bệnh của đại trực tràng: Bệnh phình to đại tràng, giả tắc ruột mạn tính, hẹp đại tràng (Crohn, u bụng …), hẹp trực tràng hậu môn bẩm sinh, sẹo dính các dị tật hậu môn trực tràng …
  • Do bệnh của hệ thần kinh: tổn thương vùng cùng cụt, thoát vị màng não tủy, bệnh não bẩm sinh, bại não.
  • Do bệnh toàn thân: suy giáp trạng, giảm K, tăng Ca trong máu

b. Do cách chăm sóc và nuôi dưỡng

  • Trẻ sơ sinh có nút phân su
  • Trẻ có tổn thương viêm quanh vùng hậu môn
  • Trẻ dùng các thuốc có chứa Codein, Opizoic, Atropin
  • Chế độ nuôi dưỡng sai lầm: pha sữa quá đặc, dùng quá nhiều tinh bột.

3.Dấu hiệu nhận biết trẻ táo bón

  • Hình dạng của phân: Phân của trẻ bị táo bón có nhiều hình dạng khác nhau:
 

 

 

Dạng 1 – Phân cứng lổn nhổn như hạt

Dạng 2 – Phân có dạng xúc xích lổn nhổn

Dạng 3 – Phân có dạng xúc xích nhưng có nhiều đường rạn trên bề mặt

Dạng 4 – Phân có dạng xúc xích hoặc hình con rắn, mềm và nhẵn

 

Dạng 5 – Phân mềm và rời từng mảnh

 

Dạng 6 – Phân lổn nhổn. mềm và xốp

 

Dạng 7 – Phân toàn nước, không có cái

 Thang điểm Bristol đánh giá mức độ táo bón

  • Nứt kẽ hậu môn, trẻ đau khi đi ngoài, trẻ không dám đi ngoài, nhịn đi ngoài
  • Khám sờ thấy một khối cứng.

4. Chế đ ăn cho trẻ bị táo bón:

  • Trẻ bú mẹ hoàn toàn có biểu hiện táo bón, cần đánh giá xem trẻ có được bú đủ chưa. Điều chỉnh chế độ ăn của người mẹ, hạn chế tối đa những đồ ăn cay nóng, các chất kích thích, nên tăng cường bổ sung chất xơ từ rau xanh và củ quả tươi khi trẻ bú đủ mà mắc táo bón.
  • Nếu mẹ trong thời kỳ cho con bú bị táo bón cần giải quyết tình trạng táo bón của mẹ bằng cách bổ sung rau quả tươi, uống nhiều nước hoặc sử dụng các chất xơ hòa tan vì loại này không hấp thu qua đường tiêu hóa vào máu nên không ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ.
  • Nếu trẻ được nuôi bằng sữa công thức, phải pha sữa đúng theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Cha mẹ cần xem xét và có thể thay đổi loại sữa phù hợp hơn cho bé.
  • Cho trẻ uống đủ nước. Nếu trẻ bị sốt hoặc tiêu chảy lượng nước bổ sung sẽ gia tăng tùy theo tình trạng bệnh của trẻ.
  • Bổ sung đủ chất xơ trong khẩu phần ăn cho trẻ. Ăn nhiều rau xanh, hoa quả chín: Rau khoai lang, mồng tơi, củ khoai lang, đu đủ, chuối tiêu, cam, bưởi. Không ăn ổi, hồng xiêm, đồ uống có ga, cà phê và hạn chế ăn bánh kẹo ngọt.
  • Trường hợp trẻ khó hoặc không chịu ăn rau quả, cha mẹ có thể bổ sung cho trẻ các chất xơ hòa tan được chiết xuất từ rau củ, dùng thuốc nhuận tràng theo ý lệnh của bác sỹ (nếu có)

5. Cách chăm sóc

  • Xoa bụng từ Phải sang Trái theo chiều kim đồng hồ ngày 3 – 4 lần vào khoảng cách giữa hai bữa ăn. Tăng cường vận động cơ thành bụng và cơ tròn hậu môn bằng cách cho trẻ chạy nhảy, nô đùa, tập thể dục, thể thao thường xuyên.
  • Tập đại tiện đúng giờ quy định, chọn thời gian lúc nào trẻ không vội vã, thường chọn sau bữa ăn vì lúc này nhu động ruột tăng (tránh bắt trẻ ngồi bô, bệ xí quá lâu).
  • Nếu nứt kẽ hậu môn cần rửa sạch hậu môn. Dùng thuốc theo chỉ định của dác sĩ nếu có.

                             Điều dưỡng CKI Bùi Thị Ngọc Ánh – Khoa Tiêu Hóa

Chuyên mục: Y học thường thức

Bài viết liên quan

Thời gian làm việc

  • Hành chính: 7h00 - 16h30 (thứ 2 - 6)
  • Khám & Cấp cứu: 24/24

BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG
ĐI ĐẦU & DẪN ĐẦU

  • Đội ngũ giáo sư, chuyên gia số 1 trong ngành nhi khoa Việt Nam
  • Cơ sở vật chất, thiết bị y tế hiện đại bậc nhất
  • Các công trình nghiên cứu y khoa dẫn đầu ngành
  • Áp dụng Bảo hiểm y tế, bảo hiểm bảo lãnh đầy đủ
  • Chi phí khám chữa bệnh hợp lý nhất
  • Chăm sóc chu đáo, toàn diện cho trẻ em