Trang chủ » Sức khỏe và bệnh lý trẻ em » Cách vệ sinh cho trẻ mắc tiêu chảy nhiễm khuẩn

Cách vệ sinh cho trẻ mắc tiêu chảy nhiễm khuẩn

Hướng dẫn gia đình và trẻ vệ sinh rất quan trọng khi chăm sóc trẻ mắc tiêu chảy nhiễm khuẩn. Bên cạnh việc dùng thuốc đúng, chế độ ăn đúng, vệ sinh đúng cách góp phần làm quá trình lành bệnh nhanh hơn và giảm việc tái lại tiêu chảy.

1. Cha mẹ cần vệ sinh như thế nào khi trẻ mắc tiêu chảy nhiễm khuẩn?

Hướng dẫn gia đình và trẻ vệ sinh rất quan trọng khi chăm sóc trẻ mắc tiêu chảy nhiễm khuẩn. Bên cạnh việc dùng thuốc đúng, chế độ ăn đúng, vệ sinh đúng cách góp phần làm quá trình lành bệnh nhanh hơn và giảm việc tái lại tiêu chảy.

2. Cách vệ sinh cho trẻ

Sử dụng nguồn nước sạch cho vệ sinh và ăn uống.

2.1. Rửa tay sạch bằng xà phòng

  • Trước khi chế biến thức ăn, khi cho trẻ ăn và khi chăm sóc trẻ
  • Trước và sau khi thay tã lót cho trẻ
  • Trước và sau khi trẻ đi vệ sinh (trẻ lớn)
  • Sau khi trẻ tiếp xúc với bất kỳ đối tượng nào nghi ngờ đang nhiễm bệnh
  • Sau khi trẻ ho, hắt hơi hoặc sổ mũi làm dính các chất dịch tiết trên đôi bàn tay
  • Hạn chế người đến thăm, nếu có người đến thăm phải rửa tay trước khi bế trẻ
  • Trẻ phải được rửa tay chân thường xuyên, hạn chế tối đa cho trẻ gặm tay, gặm chân, cho đồ chơi vào miệng.

*** 6 bước rửa tay cơ bản

  • Bước 1: Làm ướt 2 lòng bàn tay bằng nước sạch. Lấy xà phòng và chà 2 lòng bàn tay vào nhau
  • Bước 2: Chà lòng bàn tay này lên mu và kẽ ngoài các ngón tay của bàn tay kia và ngược lại
  •  Bước 3: Chà 2 lòng bàn tay vào nhau, miết mạnh các kẽ trong ngón tay
  • Bước 4: Chà mặt ngoài các ngón tay của bàn tay này vào lòng bàn tay kia
  • Bước 5: Dùng bàn tay này xoay ngón cái của bàn tay kia và ngược lại
  • Bước 6: Xoay các đầu ngón tay này vào lòng bàn tay kia và ngược lại. Rửa sạch tay dưới vòi nước chảy đến cổ tay và làm khô tay.

Chú ý: Mỗi bước “chà” 5 lần. Thời gian rửa tay tối thiểu 30 giây.

2.2. Vệ sinh dụng cụ cho ăn

  • Bình sữa của trẻ, đồ cho ăn dặm của trẻ phải được vệ sinh sạch sẽ sau mỗi bữa. Bình sữa, bát thìa ăn dặm nên được đun sôi, hoặc khử trùng hơi nước sau mỗi lần cho ăn tránh vi khuẩn bám trên những dụng cụ này. Con thật sự an toàn tuyệt đối khi mẹ tiệt trùng bình sữa cẩn thận.
  • Hạn chế cho trẻ ngậm ti giả, nếu trẻ ngậm ti giả cũng phải được vệ sinh hàng ngày.

2.3. Khi thay bỉm

  • Vệ sinh nhẹ nhàng, sạch vùng hậu môn của trẻ, thấm khô bằng khăn bông, bôi thuốc hăm nếu cần
  • Bỉm bẩn sau khi thay phải được buộc gọn gàng trong túi nilon và cho vào thùng rác. Không được để bỉm bẩn trong phòng của trẻ, thùng rác phải được để xa phòng của trẻ
  • Nếu trẻ đi vệ sinh bằng bô hoặc bồn cầu thì bô và bồn cầu phải được vệ sinh bằng xà phòng hàng ngày.

2.4. Chăn, ga của trẻ

Phải được thay giặt ngay khi bị dính bẩn, phơi nơi thoáng gió và có nắng. Hàng tuần chăn ga của trẻ phải được thay giặt để đảm bảo vệ sinh, hạn chế tối đa vi khuẩn bám trên chăn ga.

2.5. Đồ chơi của trẻ

Phải được vệ sinh hàng tuần, phơi dưới ánh nắng mặt trời, phòng của trẻ phải được dọn gọn gàng hàng ngày.

KẾT LUẬN

Chế độ vệ sinh cho trẻ mắc tiêu chảy nhiễm khuẩn rất quan trọng, góp phần làm quá trình lành bệnh nhanh hơn. Tuy nhiên rất cần sự kiên trì và tỉ mỉ trong quá trình chăm sóc trẻ của cha mẹ.

Bùi Thị Ngọc Ánh
Khoa Tiêu hóa – Bệnh viện Nhi Trung ương

Chuyên mục: Sức khỏe và bệnh lý trẻ em

Bài viết liên quan

Thời gian làm việc

  • Hành chính: 7h00 - 16h30 (thứ 2 - 6)
  • Khám & Cấp cứu: 24/24

BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG
ĐI ĐẦU & DẪN ĐẦU

  • Đội ngũ giáo sư, chuyên gia số 1 trong ngành nhi khoa Việt Nam
  • Cơ sở vật chất, thiết bị y tế hiện đại bậc nhất
  • Các công trình nghiên cứu y khoa dẫn đầu ngành
  • Áp dụng Bảo hiểm y tế, bảo hiểm bảo lãnh đầy đủ
  • Chi phí khám chữa bệnh hợp lý nhất
  • Chăm sóc chu đáo, toàn diện cho trẻ em