Trang chủ » Y học thường thức - SK&BL Trẻ em » Y học thường thức » Chăm sóc trẻ bệnh ho gà

Chăm sóc trẻ bệnh ho gà

1. Khái niệm

Ho gà là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do vi khuẩn Bordetella pertussis gây ra, có khả năng lây nhiễm cao.

2. Đường lây

Bệnh lây truyền qua đường hô hấp do tiếp xúc trực tiếp với các dịch tiết từ niêm mạc mũi, họng của trẻ khi ho, hắt hơi.

Lây nhanh trong không gian khép kín: nhà, phòng học…

3. Biểu hiện

Thường gặp ở trẻ chưa được tiêm phòng, tiêm phòng không đầy đủ.

Thời kì ủ bệnh: Thường không có triệu chứng.

Thời kỳ khởi phát: Biểu hiện: ngạt mũi, chảy nước mũi, hắt hơi, đau rát họng, dần dần chuyển thành ho cơn.

Thời kỳ toàn phát (giai đoạn ho cơn):

Xuất hiện những cơn ho gà điển hình gồm: ho, thở rít và khạc đờm.

  • Ho: ho rũ rượi thành cơn, mỗi cơn từ 15-20 tiếng ho liên tiếp. Ho đỏ mặt, ho nhiều làm trẻ thở yếu dần, nặng ngưng thở, mặt tím tái, mắt đỏ, tĩnh mạch cổ nổi, chảy nước mắt nước mũi.
  • Thở rít vào
  • Khạc đờm

Sau mỗi cơn ho, trẻ mệt mỏi, có thể nôn, vã mồ hôi, mạch nhanh, thở nhanh.

Các cơn ho tăng dần về số cơn và mức độ nặng của cơn trong vòng vài ngày đến vài tuần.

  • Có thể nôn sau ho.
  • Sốt nhẹ hoặc không sốt.
  • Mặt và mi mắt nề.
  • Loét hãm lưỡi.
  • Bú kém, bỏ bú.

Thời kỳ lui bệnh và hồi phục:

  • Ho giảm dần ( số cơn ho, thời gian ho), khạc đờm ít, sau đó hết hẳn.
  • Tình trạng toàn thân tốt dần lên, trẻ ăn bú được.

4. Chăm sóc trẻ ho gà tại nhà

 – Cho trẻ nằm phòng thoáng mát, yên tĩnh, hạn chế tiếng ồn kích thích không cần thiết.

 – Tránh tiếp xúc với môi trường khói thuốc, bụi bẩn, giữ ấm cho trẻ tránh để trẻ bị lạnh.

 – Tránh tiếp xúc với những người có dấu hiệu bị ốm ( ho, hắt hơi….).

 – Tăng cường dinh dưỡng: bú tích cực với trẻ đang bú mẹ, cho trẻ ăn làm nhiều bữa nhỏ với trẻ ăn kém, ho nhiều. Tăng cường uống nước (trẻ lớn): nước hoa quả, nước lọc,…

 – Khi trẻ xuất hiện cơn ho: bế vác trên vai hoặc cho trẻ nằm nghiêng, tránh sặc phải chất nôn, quan sát màu sắc mặt, môi (bình thường, đỏ, tím tái,..).. Không vỗ rung khi trẻ đang trong cơn ho.

 – Khi hết cơn ho có thể vỗ rung nhẹ nhàng cho trẻ long đờm.

 – Khi hết cơn ho trẻ có tím mặt, môi, ngưng thở -> kích thích vào lòng bàn chân cho trẻ thở lại.

 – Vệ sinh miệng bằng gạc tẩm nước muối sinh lý, hút mũi miệng sau ho ( nếu có đờm).

 – Vệ sinh cá nhân sạch sẽ: vệ sinh mắt, mũi bằng nước muối sinh lý hàng ngày.

 – Uống thuốc và tái khám theo đơn của bác sĩ.

 – Tái khám ngay khi trẻ có biểu hiện:

  • Số cơn ho tăng dần, thời gian ho, đỏ mặt kéo dài, tím môi.
  • Bú kém, bỏ bú, ăn kém, nôn nhiều,
  • Trẻ mệt, li bì.
  • Khó thở, thở nhanh.
  • Sốt

5. Phòng bệnh

Phòng sau phơi nhiễm:

  • Thuốc kháng sinh nên sử dụng trong vòng 21 ngày kể từ khi bệnh nhân xuất hiện ho.
  • Thuốc kháng sinh :erythromycin ( dùng 7-14 ngày), clarithromycin và azithromycin ( dùng 5 ngày).
  • Những người tiếp xúc gần gồm: trẻ < 12 tháng, trẻ có suy giảm miễn dịch, hen trung bình, nặng, bệnh phổi mạn tính, phụ nữ mang thai.

Tiêm chủng

Đưa trẻ đi tiêm đủ và đúng lịch các loại vắc xin phòng bệnh ho gà.

ThS.ĐD Trần Thị Xuyến
Khoa Điều trị tích cực – Trung tâm Bệnh nhiệt đới

Chuyên mục: Y học thường thức

Bài viết liên quan

Thời gian làm việc

  • Hành chính: 7h00 - 16h30 (thứ 2 - 6)
  • Khám & Cấp cứu: 24/24

BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG
ĐI ĐẦU & DẪN ĐẦU

  • Đội ngũ giáo sư, chuyên gia số 1 trong ngành nhi khoa Việt Nam
  • Cơ sở vật chất, thiết bị y tế hiện đại bậc nhất
  • Các công trình nghiên cứu y khoa dẫn đầu ngành
  • Áp dụng Bảo hiểm y tế, bảo hiểm bảo lãnh đầy đủ
  • Chi phí khám chữa bệnh hợp lý nhất
  • Chăm sóc chu đáo, toàn diện cho trẻ em