Trang chủ » Y học thường thức - SK&BL Trẻ em » Y học thường thức » Đồng hành cùng những đứa trẻ tự kỷ trong đại dịch COVID-19

Đồng hành cùng những đứa trẻ tự kỷ trong đại dịch COVID-19

Ngày 2/4 hàng năm được quy ước là “Ngày Việt Nam nhận thức về tự kỷ”. Trong ngày nay, sẽ có những hoạt động và chương trình tại cộng đồng nhằm thể hiện sự quan tâm, yêu thương của toàn xã hội đối với người tự kỷ. Năm nay, dưới ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, các hoạt động bị hoãn lại nhưng không vì thế mà giảm đi sự hỗ trợ, sẻ chia của cộng đồng. Trong những ngày cả nước đang đồng tâm quyết chí phòng chống đại dịch, việc cách ly toàn xã hội, đảo lộn các công việc, sinh hoạt hàng ngày có thể khiến trẻ tự kỷ và gia đình gặp nhiều khó khăn.

Trường học đóng cửa, trẻ tự kỷ khó có thể tham gia hình thức học tập trực tuyến như trẻ bình thường. Hơn nữa, việc gián đoạn về can thiệp sẽ cản trở quá trình học hỏi các kỹ năng, việc trẻ phải ở trong nhà thường xuyên sẽ gia tăng những căng thẳng và dễ phát sinh các vấn đề hành vi, cảm xúc. Những lo lắng của cha mẹ cũng có thể gián tiếp ảnh hưởng đến tâm lý trẻ. Vì vậy, cha mẹ trẻ tự kỷ cần bình tĩnh, có thể thực hiện một số biện pháp sau đây để giúp biến những ngày cách ly xã hội thành những dịp quây quần gia đình, có các hoạt động giúp phát triển cảm xúc, nhận thức và các kỹ năng cho trẻ.

  1. Duy trì thói quen, sinh hoạt theo thời gian biểu.

Mặc dù trẻ được nghỉ học nhưng cha mẹ nên cố gắng duy trì thói quen ăn ngủ như thường ngày. Ví dụ dậy sớm và ngủ đúng giờ, tránh ăn vặt hoặc ăn không đúng bữa; các hoạt động trong ngày, trong tuần được xác định và thực hiện theo một thời gian biểu thống nhất nhưng linh hoạt. Việc duy trì thói quen sẽ giúp trẻ sẽ sớm thích nghi nếu phải đi học trở lại.

  1. Dạy trẻ các hoạt động vệ sinh cá nhân, chăm sóc sức khỏe.

Cha mẹ sẽ là những tấm gương để dạy trẻ biết giữ khoảng cách với người khác, đeo khẩu trang khi ra ngoài, vệ sinh tay thường xuyên và đúng cách, che miệng khi ho… Đây đồng thời là những kỹ năng tự phục vụ cần thiết cho trẻ. Ngoài ra, việc ở nhà cùng trẻ trong thời gian dài cũng là cơ hội tốt cho cha mẹ dạy trẻ các kỹ năng sinh hoạt hàng ngày: mặc quần áo, đánh răng, dọn bàn ăn, gập quần áo… Cha mẹ có thể sử dụng tranh ảnh, lịch trình theo từng bước hoặc những bài hát có minh họa bằng các động tác vui nhộn để dễ dàng dạy trẻ. Với những trẻ nhận thức tốt hơn, cha mẹ có thể nói chuyện về virus Corona, giúp trẻ hiểu cách lan truyền virus từ đó có biện pháp phòng bệnh hiệu quả.

  1. Giữ bình tĩnh để quản lý những hành vi thách thức

Hành vi thách thức của trẻ tự kỷ luôn gây khó khăn cho cha mẹ, nhất là khi trẻ bị buộc phải ở nhà và giới hạn các hoạt động bên ngoài. Cha mẹ cần quan sát và phân tích chức năng hành vi, các yếu tố khởi phát, yếu tố củng cố hành vi để đưa ra các biện pháp xử trí phù hợp. Ngoài ra cha mẹ cần chú ý nhiều hơn tới các hoạt động thể chất, hoạt động thư giãn, hoạt động điều hòa cảm giác cho trẻ.

  1. Sáng tạo những trò chơi,

Cha mẹ luôn là những người thầy tốt nhất cho trẻ tự kỷ. Dịch bệnh mang lại nhiều khó khăn nhưng cũng là cơ hội khi cha mẹ có nhiều thời gian dành cho trẻ hơn so với trước đây. Cha mẹ có thể sắp xếp đồ dùng, đồ chơi, sáng tạo các trò chơi mới, thử nghiệm các hoạt động mà có thể mang lại nhiều tiếng cười, sự gần gũi giữa trẻ và các thành viên trong gia đình.

  1. Giữ thái độ tích cực

Đây là khoảng thời gian căng thẳng và khó khăn của nhiều gia đình, vì vậy có thể gây stress cho chính cha mẹ. Trong những ngày cả nước đang đồng tâm quyết chí phòng chống đại dịch, việc cách ly toàn xã hội, đảo lộn các công việc, sinh hoạt hàng ngày có thể khiến trẻ tự kỷ và gia đình gặp nhiều khó khăn.

Trong thời gian vừa qua, mạng lưới tự kỷ Việt Nam phát động chương trình gom một trăm ngàn chữ A ủng hộ người tự kỷ, và từ 0h ngày 2/4, chương trình thắp đèn xanh (Light it Up Blue – LIUB) sẽ được khởi xướng để nâng cao hơn nữa nhận thức của cộng đồng về rối loạn này.

 

Ths Nguyễn Thị Mai Hương-Khoa Tâm Bệnh

 

 

 

 

Chuyên mục: Y học thường thức

Bài viết liên quan

Thời gian làm việc

  • Hành chính: 7h00 - 16h30 (thứ 2 - 6)
  • Khám & Cấp cứu: 24/24

BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG
ĐI ĐẦU & DẪN ĐẦU

  • Đội ngũ giáo sư, chuyên gia số 1 trong ngành nhi khoa Việt Nam
  • Cơ sở vật chất, thiết bị y tế hiện đại bậc nhất
  • Các công trình nghiên cứu y khoa dẫn đầu ngành
  • Áp dụng Bảo hiểm y tế, bảo hiểm bảo lãnh đầy đủ
  • Chi phí khám chữa bệnh hợp lý nhất
  • Chăm sóc chu đáo, toàn diện cho trẻ em