Khe hở môi, vòm miệng là dị tật bẩm sinh vùng hàm mặt thường gặp ở trẻ em hiện nay. Trên thế giới, tỷ lệ mắc dị tật này trong số trẻ sơ sinh khoảng từ 1/600 đến 1/1000. Khe hở môi, vòm miệng gây ra các rối loạn trầm trọng cho trẻ như khó ăn, bú, dễ mắc các bệnh lý đường hô hấp, rối loạn phát âm, rối loạn tâm lý,…Tuy nhiên, dị tật này có thể phục hồi hoàn toàn nếu trẻ được điều trị theo phác đồ toàn diện. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn ba mẹ cách cho cho trẻ bị hở môi, vòm miệng bú, ăn đúng cách.
1. Phân loại khe hở môi và vòm miệng
Khe hở môi vòm miệng bao gồm khe hở môi đơn thuần, khe hở môi kết hợp khe hở vòm miệng, hoặc khe hở vòm miệng đơn thuần.
2. Phẫu thuật tạo hình khe hở môi, vòm miệng là giải pháp quan trọng đối với sức khỏe toàn diện của trẻ
Nếu không được phẫu thuật, trẻ sẽ không thể nói bình thường, gia tăng nguy cơ bị các bệnh nhiễm trùng và gặp khó khăn khi ăn, uống sữa. Do đó, phẫu thuật là cách tốt nhất để khắc phục khiếm khuyết này.
3. Khoa Răng Hàm Mặt – Bệnh viện Nhi Trung ương phẫu thuật hoàn toàn miễn phí cho các trẻ có khe hở môi- vòm miệng
4. Nhằm giúp trẻ có đủ sức khỏe để thực hiện cuộc phẫu thuật điều quan trọng là trẻ bị khe hở môi, vòm miệng phải được ăn uống đầy đủ, đúng cách.
5. Những khó khăn gặp phải trong quá trình nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ có khe hở môi, vòm miệng: Vì sữa có thể chảy ra từ đường mũi hoặc thậm chí chảy vào phổi. Một số trường hợp, trẻ nuốt không khí vào đầy bụng, điều này có thể gây ra tình trạng no giả và làm cho trẻ cảm thấy buồn ngủ.
6. Trẻ bị khe hở môi, vòm miệng phải được nuôi dưỡng tốt để đảm bảo sức khỏe thực hiện các ca phẫu thuật. Do đó, các bà mẹ phải kiên nhẫn thử nhiều cách cho bú khác nhau để lựa chọn được biện pháp phù hợp nhất đối với cả mẹ và bé. Tốt nhất là cho trẻ trực tiếp bú sữa mẹ. Một số cách cho trẻ bú sữa mẹ như sau:
7. Nếu không thể cho bú trực tiếp, người mẹ phải tiếp tục cho trẻ ăn bằng những biện pháp khác như ăn bằng thìa, ống bón, sử dụng bình sữa chuyên dụng cho trẻ có khe hở môi vòm miêng, hoặc có thể mở rộng lỗ núm bú của bình sữa thông thường.
8. Nếu không có sữa mẹ thì sữa công thức sẽ là lựa chọn tốt nhất để thay thế nhưng cần phải được chuẩn bị kỹ càng theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Sữa bò sẽ là phương án cuối cùng khi không có cả sữa mẹ và sữa công thức.
9. Hãy đảm bảo rằng bất cứ dụng cụ cho ăn nào cũng phải được rửa sạch và tiệt trùng bằng cách đun sôi trong nước ít nhất 10 phút. Thìa và bình cho uống sữa không sạch có thể khiến trẻ bị nhiễm trùng đường ruột.
10. Đưa con bạn đến khoa Răng – Hàm – Mặt, Bệnh viện Nhi Trung ương để được các chuyên gia thăm khám, tư vấn và điều trị tốt nhất
Bệnh viện Nhi Trung ương là một trong những Bệnh viện hàng đầu của cả nước về chăm sóc sức khỏe trẻ em. Trong đó, Khoa Răng – Hàm – Mặt đóng vai trò là nơi tiếp nhận, thăm khám, tư vấn và điều trị cho trẻ có khe hở môi, vòm miệng từ những giai đoạn đầu đời cho đến khi trưởng thành. Hàng năm, có gần 1.000 bệnh nhi mắc các dị tật môi, vòm miệng,… được phẫu thuật tại khoa.
Hiện tại, Khoa Răng – Hàm – Mặt, Bệnh viện Nhi Trung ương cùng các tổ chức khe hở môi, vòm miệng đã và đang tài trợ cho các trẻ đến khám và điều trị tại Khoa nhằm giúp trẻ phục hồi về thẩm mỹ, chức năng và trở lại sinh hoạt bình thường.
ĐD CKI Nguyễn Thị Phương Hoa, ĐD CKI Trần Ngọc Yến
Khoa Răng – Hàm – Mặt